Thứ năm, 21/09/2023, 15:21 PM
  • Click để copy

Đẩy mạnh nghiên cứu cát biển thay thế cát sông trong san lấp

Trước nhu cầu sử dụng cát sông san lấp mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đang nghiên cứu đề xuất dùng cát biển thay thế. Tuy nhiên phương án này gây ra không ít ý kiến trái chiều.

Nghiên cứu cát biển làm vật liệu thay thế

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần hoàn thành 400km cao tốc trước năm 2025 với nhu cầu cần 39 triệu m3 cát san lấp, chưa bao gồm các công trình dân sinh. Từ đó có thể thấy nhu cầu cần cát san lấp công trình là rất lớn. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là khan hiếm nguồn cát, giá cát được đẩy lên cao. 

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều dự án khó hoàn thành tiến độ, trong đó có tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát quá mức trên sông Hậu, sông Tiền gây thêm nỗi lo mới về sạt lở trên khu vực này,... 

Lượng cát sông thiếu hụt khiến giá cát tăng cao.

Lượng cát sông thiếu hụt khiến giá cát tăng cao.

Trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu. Trong khi thời gian tới, các dự án cao tốc sẽ triển khai đồng loạt, nhu cầu vật liệu cát là rất lớn.

Trước sự lo lắng về nguồn cát san lấp đang thiếu, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, hiện nay cát biển ở khu vực ĐBSCL có thể lên tới 150 triệu tỷ m3, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hiện nay của cả nước. Cát biển cũng đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Bộ Xây dựng xác định việc phát triển vật liệu thay thế cát sông là rất cần thiết, vừa đảm bảo tiến độ công trình đang thi công vừa hạn chế khai thác cát tự nhiên từ lòng sông. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhân, sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa thay thế cát tự nhiên. 

Bộ trưởng chia sẻ Bộ đang nghiên cứu cát biển làm vật liệu thay thế cát sông và bước đầu nghiên cứu cho kết quả khả thi. Đồng thời Bộ đang phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quyết liệt công tác này. 

Bộ GTVT thông báo kết quả thí nghiệm mẫu cát biển lấy tại Trà Vinh và Sóc Trăng. Theo đó mẫu đáp ứng được yêu cầu và đang được tiếp tục theo doi, đánh giá về chỉ tiêu môi trường. Vào khoảng cuối năm 2023 sẽ có kết quả nghiên cứu việc thay thế cát sông bằng cát biển. 

Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài chính ban hành các cơ chế khuyến khích sử dụng các nguồn vật liệu thay thế cho cát tự nhiên. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì phối hợp với các bộ: Giao thông Vận tải, Xây dựng thực hiện dự án "Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long", trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 

Cần tính toán kỹ lưỡng phương án thay thế 

Sử dụng cát biển thay thế cát sông vốn chưa có tiền lệ tại nước ta. Nhiều người lo ngại cát biển có thể mang mặn và hệ sinh thái nước ngọt. Ngoài ra khi sử dụng cát biển làm nền đường, trong một thời gian sẽ có tác động đến môi trường nước mặt, nước ngầm ngoài khi khu vực san lấp có khả năng bị chua phèn do SO4 tích tụ. 

Không những thế, tình trạng sạt lở nước ta đang ngày càng nghiêm nhất nhất là ở các tỉnh ĐBSCL.  Từ năm 2016 đến nay đã có tổng cổng 779 điểm sạt lạ, tổng chiều dài 1.134km, bờ biển có 113 điểm/390 km, bờ sông có 666 điểm. Trước tình trạng trên nhiều người lo ngại việc sử dụng cát biển thay thế cho cát sông có thể gây ra một số hệ quá tiêu cực đến hệ sinh thái nước ngọt của nước ta. 

Câu chuyện sạt ở nước ta đến từ nhiều nguyên nhân, mỗi vùng lại có vấn đề riêng. Như tỉnh An Giang, sạt lở là do thiết phù sa và khai thác cát quá mức, trong khi đó Cà Mau là sạt lở có lún đất. Một phần nó cũng xuất pháp từ việc xây dựng các công trình thủy lợi ngăn nước mưa, phục vụ sản xuất đời sống. Nước vì thế mà không đủ ẩm, dễ sụt lún. 

Tuy nhiên mọi ý kiến đưa ra chỉ là căn cứ để đóng góp thêm vào đề xuất thay thế cát biển thay thế cát sông làm vật liệu san lấp. Bởi lẽ việc thiếu cát sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhiều dự án trọng điểm cho đến các công trình dân sinh. Thêm nữa việc dùng cát biển đã được nhiều nước áp dụng. Mỗi năm các nước Châu Âu tiêu thụ 6-7 triệu tấn cát biển, Anh khia thác khoảng 13 triệu tấn để xây dựng. Sự đi trước của các nước cũng là cơ sở để ta nghiên cứu và thực hiện việc thay thế cát sông bằng cát biển, giải quyết kịp thời nhu cầu về cát thi công hiện nay. 

Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo

Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo

14/03/2024 11:17

Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, nếu không nền tảng này sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ.

Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

14/03/2024 07:18

Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo

Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo

12/03/2024 10:38

Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.

Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp

Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp

11/03/2024 11:43

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.

Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

04/03/2024 16:24

Vị trí địa chiến lược quan trọng cùng việc chuyển dịch sản xuất và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang tới cho Việt Nam cơ hội trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang là thách thức với Việt Nam.

Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

03/03/2024 14:30

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận có 71.877 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước.

Sự phát triển của các phương tiện ngầm điều khiển từ xa trong thám hiểm đại dương

Sự phát triển của các phương tiện ngầm điều khiển từ xa trong thám hiểm đại dương

17/01/2024 10:09

Cho đến nay, đại dương mênh mông bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất vẫn là một trong những ranh giới bí ẩn và chưa được khám phá nhất. Trong lĩnh vực này, sự phát triển của phương tiện ngầm/dưới nước điều khiển từ xa (Remotely Operated Vehicles -ROV/ROUV) đóng vai trò rất then chốt trong việc giải mã những bí ẩn dưới đáy đại dương, một lĩnh vực quan trọng đối với các nhà sinh vật học và sinh thái học biển.

Sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch

Sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch

14/01/2024 09:25

Một công nghệ được các nhà khoa học nghiên cứu hàng thập niên đang đạt những tiến bộ mới, sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch hứa hẹn cung cấp cho thế giới nguồn năng lượng sạch gần như vô tận.

IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh

IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh

08/01/2024 07:25

Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác thúc đẩy mở rộng hợp tác và nâng cao tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển thị trường tiêu dùng điện tử chất lượng cao tại Việt Nam, yừ ngày 2-4/11, Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE Hà Nội).