Đến năm 2030, Phú Yên sẽ hoàn thành hơn 19.600 căn nhà ở xã hội
UBND tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 19.668 căn nhà ở xã hội. Trong đó, số lượng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp là 18.419 căn.
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo kế hoạch, UBND tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 19.668 căn nhà ở xã hội (giai đoạn 2021-2025 là 11.876 căn, giai đoạn 2026–2030 là 7.792 căn).
Trong đó, số lượng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp là 18.419 căn (giai đoạn 2021-2025 là 11.238 căn; giai đoạn 2026-2030 là 7.180 căn).
Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân sẽ không xây dựng nhà ở thu nhập thấp hay nhà ở công nhân khu công nghiệp, mà sẽ xây dựng trong giai đoạn tiếp theo (2026-2030).
Riêng nhà ở công nhân khu công nghiệp, tỉnh Phú Yên sẽ tập trung xây dựng tại thị xã Đông Hòa với 1.250 căn. Lần lượt 638 căn tại giai đoạn 2021-2025 và 612 căn tại giai đoạn 2026-2030.
Tỉnh Phú Yên xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương. Do đó, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới nhằm đáp ứng mục tiêu của Đề án trong giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu về việc dành quỹ đất làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Cụ thể, khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch phát triển khu công nghiệp… UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải quy hoạch, xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn cấp huyện; đảm bảo quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương từng thời kỳ.
Về nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, UBND tỉnh Phú Yên xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của địa phương để phát triển hạ tầng; đồng thời nghiên cứu việc huy động vốn từ quỹ đầu tư phát triển của địa phương để phát triển nhà ở xã hội.
Cùng với đó, tỉnh Phú Yên trích một phần tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để bổ sung vào khoản mục riêng trong ngân sách của địa phương, dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
UBND tỉnh Phú Yên giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh, các Sở, ban ngành và UBND các huyện thị xã thành phố tháo gỡ các vướng mắc, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
Đồng thời phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi việc triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2021 - 2030) nhằm đảm bảo mục tiêu đã đề ra.
Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Ngọc Tứ, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 dự án nhà ở xã hội đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương.
Trong đó, dự án Nhà ở xã hội Nam Hùng Vương quy mô 393 căn nhà đã đưa đi vào sử dụng. Dự án Nhà ở xã hội và nhà ở thương mại Bình Kiến có quy mô khoảng 980 căn hộ chung cư cao tầng đang trong giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu.
Còn lại, dự án Khu nhà ở công nhân phục vụ Cụm xí nghiệp sản xuất An Hưng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư là Công ty CP An Hưng với quy mô khoảng 1.125 căn hộ, đang hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Cùng chủ đề
Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất
Giải pháp nào khơi thông gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng?
Điều kiện mua nhà ở xã hội sắp được nới lỏng trong thời gian tới
Đến quý II/2023, cả nước có khoảng 288.000 căn nhà ở xã hội đang xây dựng
Đến năm 2030, Quảng Trị phấn đấu hoàn thành hơn 9.000 nhà ở xã hội
Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á về xuất nhập khẩu
21/11/2024, 06:45Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
20/11/2024, 11:59Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
20/11/2024, 09:51Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay
20/11/2024, 06:25VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
14/11/2024, 16:52Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.
Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác đưa nông sản vươn xa
Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.
Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; áp dụng những cách làm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.