Doanh nghiệp phải đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế trước 20/4
Trước 20/4 hằng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào Quỹ Bảo vệ môi trường nếu chọn phương án đóng tiền thay cho tự tái chế.

Hoạt động tại Nhà máy tái chế nhựa của DUYTAN Recycling (Ảnh: Duy Tân)
Đối với bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin, dầu nhớt, săm lốp áp dụng từ ngày 1/1/2024. Đối với các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện- điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm từ ngày 1/1/2025. Riêng với các nhà sản xuất nhập khẩu phương tiện giao thông sẽ thực hiện từ 1/1/2027.
Trước ngày 20/4 hằng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nếu chọn phương án đóng tiền thay cho phương án tự tổ chức tái chế.
Theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, số tiền các doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức: F = R x V x Fs.
Trong đó, F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì; R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì; V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu được đưa ra thị trường trong năm có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì.
Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Chi phí tái chế áp dụng hệ số điều chỉnh thể hiện mức độ thu gom và giá trị tái chế của sản phẩm, bao bì; sản phẩm, bao bì có tỷ lệ thu gom cao, giá trị tái chế cao thì có hệ số điều chỉnh thấp; sản phẩm, bao bì có tỷ lệ thu gom thấp, giá trị tái chế thấp thì hệ số điều chỉnh cao.
Chi phí quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu bằng 2% của chi phí tái chế.
Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/3 hằng năm bản kê khai số tiền đóng góp tài chính đối với sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu được đưa ra thị trường của năm liền trước theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin trong bản kê khai;
Số tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì và chi quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Lãi tiền gửi ngân hàng của số tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Giá heo hơi hôm nay 22/4: Phía Nam được giá
22/04/2025, 10:12
Giá vàng sáng 21/4 đồng loạt tăng
21/04/2025, 10:42
Giá cà phê hôm nay 18/4 vượt 135.000 đồng/kg
18/04/2025, 09:11
Giá xăng xuống thấp nhất 5 năm
17/04/2025, 15:05
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng tăng phi mã
17/04/2025, 15:02
Giá vàng hôm nay lập đỉnh mới, vượt mốc 120 triệu đồng/lượng
17/04/2025, 11:04
Giá vàng hôm nay 16/4: Vàng miếng lên tới 108 triệu đồng/lượng
16/04/2025, 10:34
Loạt nông sản Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc
16/04/2025, 10:32
Giá vàng hôm nay 14/4 duy trì đà tăng
14/04/2025, 10:10
Chào mừng đại lễ 30/4 với ưu đãi 50% giá vé từ Vietjet
12/04/2025, 18:14Tín dụng TP.HCM tăng mạnh, Hà Nội chững lại vì sao?
Tín dụng TP.HCM tăng 11,82% quý I/2025, cao gấp gần 5 lần Hà Nội. Điều gì đang tạo ra sự chênh lệch lớn giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước?
LEGO khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi không phát thải tại Việt Nam
Hãng đồ chơi LEGO của Đan Mạch chính thức khánh thành nhà máy trị giá 1,36 tỷ USD đặt tại Bình Dương. Nhà máy này cam kết sản xuất đồ chơi mà không phát thải khí, nhờ hoàn toàn sử dụng năng lượng sạch.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội nào cho Việt Nam?
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn, Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu và thu hút chuỗi cung ứng nếu tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh hiện có.
Vietjet được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ tại Myanmar
Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar.
Vietjet và AV AirFinance ký hợp tác 300 triệu USD phát triển đội bay
Hãng hàng không Vietjet và AV AirFinance vừa ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD.
Xuất khẩu dệt may sang Mỹ thu về hơn 3,7 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ trong 3 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng 15%, đạt hơn 3,7 tỷ USD, bất chấp những biến động kinh tế toàn cầu.
Việt Nam chịu mức thuế 10% trong thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia và đồng thời áp dụng mức thuế 10% trong thời gian tạm hoãn áp thuế đối ứng cho tất cả các nước.
Bà Mai Kiều Liên: Không đánh đổi chất lượng! Sáng tạo trong ngành sữa là không giới hạn
Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Mỹ áp thuế 104% với Trung Quốc: Hàng Việt có tăng giá?
Việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng thẳng trong thương mại quốc tế mà còn gây ảnh hưởng lan rộng đến các nền kinh tế khu vực, bao gồm Việt Nam.