Thứ bảy, 24/12/2022, 07:03 AM
  • Click để copy

Tái chế rác thải thành xi măng để bảo vệ môi trường

Dù công nghệ có thể xử lý chất thải thành xi măng hữu ích, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp xi măng đang phải mua rác thải, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo và gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn phát thải, đầu tư mở rộng quy mô và tăng lượng chất thải xử lý.

Việc tiếp nhận xử lý rác song hành với giảm phát thải

Hiện sản xuất xi măng là một trong những lĩnh vực đang tiên phong về giảm phát thải khí nhà kính. Song song với quá trình này, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu từ việc tiếp nhận xử lý, tái chế chất thải từ các ngành khác làm nguyên, nhiên liệu đầu vào. Từ đó, hướng tới xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ nền kinh tế phát triển theo hướng tuần hoàn, bền vững với môi trường.

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về sản xuất xi măng (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga) với công suất đạt 110 triệu tấn năm 2021. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới, chiếm 12,5% tổng lượng xuất khẩu xi măng toàn cầu.

Công nghệ có thể xử lý chất thải thành xi măng hữu ích. (Ảnh minh họa)

Công nghệ có thể xử lý chất thải thành xi măng hữu ích. (Ảnh minh họa)

Chia sẻ của ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng, lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất trong toàn ngành Xây dựng. Thống kê từ năm 2016 đến nay, phát thải từ sản xuất xi măng chiếm tới 70% tổng phát thải của lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và là đối tượng phải thực hiện giảm phát thải chính.

Hơn một nửa lượng CO2 phát thải từ quá trình sản xuất clanke, còn lại đến từ quá trình nghiền clanke, phụ gia và các chất thay thế xi măng như xỉ, tro bay; sử dụng nhiên liệu bổ sung cho việc phát điện tại chỗ; xử lý nhiên liệu hoặc tro bay trong các cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, phát thải gián tiếp do tiêu thụ điện năng phục vụ hoạt động của cơ sở sản xuất cũng là vấn đề cần quan tâm, các chuyên gia nhận định.

Ông Naoki Aoki, đại diện Hiệp hội Xi măng Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm ở Nhật Bản,cho biết, ngoài kinh doanh sản phẩm xi măng, các doanh nghiệp đã mở rộng ngành kinh doanh thứ hai, đó là tiếp nhận các chất thải vào ra nhà máy xi măng làm nguyên liệu. Giá trị đồng xử lý trung bình của toàn ngành xi măng là 476kg/tấn xi măng chất thải và phụ phẩm. Chủng loại nguyên, nhiên liệu thay thế cũng rất đa dạng: Tro than, xỉ lò, thạch cao nhân tạo, tro muội, vật liệu xây dựng, xỉ hợp kim, sắt, thép kính, bùn hoạt tính, thịt và xương thừa, lốp xe, chất thải khai thá mỏ, nhựa, gỗ, dầu tái chế, dầu thải rác công nghiệp…

Kết quả, ngành công nghiệp xi măng đã tái chế được khoảng 5% tổng lượng chất thải, chiếm 10% tổng lượng vật liệu tái chế của cả nước Nhật. Đây cũng là lời giải cho bài toán thiếu các bãi chôn lấp rác do thiếu đất và quy mô các bãi còn lại không nhiều. Việc nhà máy xi măng tiếp nhận lượng lớn rác thải đã giúp kéo dài vòng đời các bãi chôn lấp rác thêm khoảng 10 năm nữa.

Nhà máy xi măng cũng tiếp nhận các loại rác thải sau thiên tai như gỗ, vật liệu phế thải, bụi, bùn ô nhiễm, chất thải không cháy… góp phần vào quá trình phục hồi, giảm bớt gánh nặng môi trường. Vì thế, Hiệp hội hiện là thành viên của nhóm khôi phục các khu vực bị thiên tai trong trường hợp xảy ra thảm họa quốc gia, ông Naoki Aoki cho biết thêm.

Ở nước ra cũng thường xuyên xảy ra thiên tai, và ngành xi măng hoàn toàn có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội tái chế bằng việc tiếp nhận các loại rác thải thiên tai, công nghiệp làm nguyên liệu thô cho xi măng và năng lượng.

Doanh nghiệp cần chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn

Tại Việt Nam, mục tiêu sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế và giảm phát thải CO2 trong sản xuất xi măng đã được đưa vào Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng 2050. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ clinker trong xi măng tối đa còn 65%, xử lý ít nhất 30% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp và các nguồn nhiên liệu thay thế chiếm 15%.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép và ủng hộ của các bộ ngành, địa phương thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế tại một số nhà máy của VICEM. Trong các nhà máy thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), tỷ lệ clanke/xi măng trung bình đang là 74%. Những nguyên, nhiên liệu thay thế phổ biến là xỉ lò cao, tro bay, tro đáy từ các nhà máy nhiệt điện, rác công nghiệp, bùn thải. Giá trị đồng xử lý cao nhất ghi nhận tại Nhà máy Hà Tiên 1 với 440 kg/tấn xi măng.

Khó khăn từ các nhà máy xi măng của Việt Nam, theo ông Dương Ngọc Trường, Phó Ban An toàn Môi trường, VICEM, khi sử dụng chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế, doanh nghiệp phải đánh giá tác động môi trường và xin cấp Giấy phép môi trường. Việc tự xử lý chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép môi trường thành phần (quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022). Việc thu gom rác đủ số lượng, chất lượng cho vận hành hệ thống xử lý cũng là thách thức trong việc đạt mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế các dây chuyền sản xuất.

Bên cạnh những giải pháp tháo gỡ vướng mắc từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT đang hướng dẫn các nhà máy xi măng thực hiện kiểm kê khí, làm căn cứ hỗ trợ cho lãnh đạo các doanh nghiệp ra quyết định trong việc lựa chọn những giải pháp giảm phát thải phù hợp với điều kiện doanh nghiệp. Đây cũng là thông tin đầu vào để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải của ngành vật liệu xây dựng nói chung trong thời gian tới, các chuyên gia cho hay.

Đề xuất giá điện tăng từ 2-5% EVN được quyền tự quyết điều chỉnh

Đề xuất giá điện tăng từ 2-5% EVN được quyền tự quyết điều chỉnh

27/03/2025 21:39

Bộ Công Thương đề xuất nếu giá điện tăng từ 2% đến dưới 5% so với mức giá hiện hành, EVN được quyền tự quyết điều chỉnh giá.

“Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, hưởng ứng Giờ trái đất

“Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, hưởng ứng Giờ trái đất

23/03/2025 13:28

Với thông điệp “Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, chiến dịch "Tắt đèn - bật ý tưởng’’ là một sáng kiến của BOOVironment với mục đích nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Cháy rừng phòng hộ núi Nghiêm, 500 người ứng cứu

Cháy rừng phòng hộ núi Nghiêm, 500 người ứng cứu

23/03/2025 04:16

Cháy rừng bùng phát tại núi Nghiêm (Yên Sơn, Tuyên Quang) sau đó lan nhanh khiến công tác dập lửa gặp nhiều khó khăn.

Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính… sẵn sàng tham gia đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính… sẵn sàng tham gia đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

23/03/2025 04:11

Các doanh nghiệp trong nước như Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính khẳng định đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia các dự án đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch

Đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch

23/03/2025 04:09

UBND TP Hà Nội giao các sở, UBND các quận, huyện đẩy nhanh triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường, đảm bảo cảnh quan khu vực 2 bên sông Tô Lịch.

Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc

Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc

21/03/2025 15:26

Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam kể từ khi bản báo cáo đầu tiên được công bố vào năm 2012.

Sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trước 15/7

Sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trước 15/7

21/03/2025 15:20

Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam xong trước 15/7.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

20/03/2025 11:51

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 126/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 ngay trong tháng 10

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 ngay trong tháng 10

20/03/2025 11:48

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố được Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đôn đốc các nhà thầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 trong tháng 10/2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố.

Xem thêm