Đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn đi vào chiều sâu, thực chất
Chiều 14/8, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra buổi hội đàm và ký biên bản ghi nhớ quan hệ hợp tác hữu nghị, giai đoạn 2022-2027, giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Đồng chí Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội và đồng chí Đao Phet Aroune - Thành ủy viên, Chủ tịch LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn đồng chủ trì buổi hội đàm.
Cùng dự buổi hội đàm, về phía LĐLĐ thành phố Hà Nội có các Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố: Phạm Bá Vĩnh, Nguyễn Chính Hữu, Nguyễn Huy Khánh; lãnh đạo các Ban LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Về phía LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn có các đồng chí Phó Chủ tịch: Bouala Phanh Thi Lack; Chan Mala Kousonh và đồng chí Khan Xai Luang Phanh - Phó Chủ tịch LHCĐ tỉnh Viêng Chăn.
Phát biểu tại buổi hội đàm, thay mặt Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phi Thường nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu cấp cao LHCĐ thành phố Viêng Chăn sang thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh, Việt Nam - Lào không chỉ là mối quan hệ của hai nước láng giềng như các quốc gia khác mà giống như tình anh em trong một gia đình, là mối quan hệ mẫu mực cho quan hệ quốc tế hiếm có. LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Viêng Chăn thiết lập mối quan hệ từ năm 1995. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác, gần đây là Bản ghi nhớ giai đoạn 2016 - 2021.
Hàng năm, hai bên đều tổ chức trao đổi đoàn nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, cứ 2 năm 1 lần, LĐLĐ thành phố Hà Nội đều phối hợp với Trường Đại học Công đoàn Việt Nam tổ chức Lớp đào tạo lý luận nghiệp vụ công tác Công đoàn cho cán bộ chủ chốt LHCĐ thành phố Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Luông Phar Băng.
Tại buổi hội đàm, đồng chí Nguyễn Phi Thường đã thông tin một số nét nổi bật và tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động Công đoàn Thủ đô những tháng đầu năm 2022.
Theo đó, về tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, bước vào năm 2022, nền kinh tế được mở cửa trong trạng thái bình thường mới, dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, tạo tiền đề quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các hoạt động văn hóa - xã hội và du lịch dần trở lại bình thường.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,79% - gấp 1,29 lần mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2021 (6,02%). Các hoạt động văn hoá - xã hội được bảo đảm an toàn; đặc biệt trong tháng 5/2022, Thủ đô Hà Nội được vinh dự chọn là địa điểm tổ chức Lễ khai mạc, Lễ bế mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á-SEA Games 31 và đã được tổ chức thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng với nhân dân và bạn bè quốc tế.
Về hoạt động Công đoàn, những tháng đầu năm 2022, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thông qua việc tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố với công nhân lao động, chủ doanh nghiệp; đối thoại giữa Công đoàn - Người sử dụng lao động - Người lao động tại các doanh nghiệp để nắm diễn biến, tình hình tư tưởng, giải quyết những kiến nghị, những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đoàn viên, CNVCLĐ.
Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã tham gia kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động. LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với 100% đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức; 65,52% đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động. Đây là diễn đàn để người lao động được phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia kiểm tra, giám sát, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phát triển; đồng thời phát huy vai trò đại diện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Thủ đô cũng đặc biệt quan tâm đến việc hướng dẫn Công đoàn cơ sở ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). LĐLĐ Thành phố đã xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng TƯLĐTT”; “Quy chế thí điểm hỗ trợ kinh phí đối thoại, thương lượng, ký kết và chấm điểm, phân loại TƯLĐTT” triển khai đến các cấp Công đoàn. Kết quả đã có hơn 68% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký TƯLĐTT; trong 6 tháng đầu năm 2022 đã có 526 bản TƯLĐTT được ký mới, nhiều bản TƯLĐTT đã có những nội dung cao hơn pháp luật, có lợi cho người lao động.
Từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã tập trung đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS); thành lập Ban Chỉ đạo, giao chỉ tiêu cho các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, phân công cán bộ phụ trách, theo dõi; đến nay đã thành lập mới 306 CĐCS, phát triển 24.396 đoàn viên.
Thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, các cấp Công đoàn đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ về Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động; làm tốt công tác tư vấn pháp luật để người lao động nắm chắc quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động; tuyên truyền về những cơ hội, thách thức khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tập trung phát động các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, động viên CNVCLĐ chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp để doanh nghiệp ổn định, phát triển và người lao động có việc làm, thu nhập ổn định.
Công đoàn Thủ đô cũng chú trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn, đặc biệt về kỹ năng thương lượng, ký kết TƯLĐTT, kỹ năng vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS đối với Chủ tịch Công đoàn cơ sở khu vực ngoài doanh nghiệp nhà nước.
“Hoạt động của LĐLĐ Thành phố hàng năm đều được Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội đánh giá, ghi nhận, tặng Cờ Thi đua xuất sắc”, đồng chí Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã chia sẻ những giải pháp của LĐLĐ Thành phố để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức Công đoàn. Theo đó, Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ Thành phố đã ký Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022-2025 với 30 Ban Thường vụ Quận, Huyện, Thị ủy và 02 Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội nhằm tăng cường vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn. Đây chính là việc cụ thể hóa Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.
LĐLĐ Thành phố cũng đã ký Chương trình phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố và các Sở, ban, ngành của Thành phố; xây dựng 10 hoạt động trọng tâm, 10 nhiệm vụ trọng điểm để triển khai thực hiện trong năm 2022.
Đặc biệt, các cấp Công đoàn Thủ đô luôn chủ động đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và phát triển; quan tâm tổ chức các hội thảo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động Công đoàn với Công đoàn các nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, phong trào CNVCLĐ Thủ đô.
Phát biểu tại buổi hội đàm, đồng chí Đao Phet Aroune đã giới thiệu về mô hình tổ chức của LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn; chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đoàn viên, người lao động; công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đoàn viên, thương lượng, ký kết TƯLĐTT và gia hạn TƯLĐTT; đồng thời chia sẻ về vai trò của LĐCĐ Thủ đô Viêng Chăn trong việc đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp từ đó có những giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.
Đồng chí Đao Phet Aroune cũng cho biết, mới đây, LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn đã tổ chức đánh giá tình hình, hiệu quả hoạt động của các Công đoàn cơ sở dựa trên các tiêu chí như: Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tổ chức các phong trào thi đua; kết quả thực hiện nhiệm vụ… Qua khảo sát, đánh giá, có trên 80% Công đoàn cơ sở đạt được các tiêu chí đề ra.
Tại buổi hội đàm, hai bên bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Công đoàn Thủ đô hai nước, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó, sự hợp tác toàn diện giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn, giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và LHCĐ Lào, cũng như Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Đồng thời hai bên cũng đã đề cập tới các vấn đề hợp tác hữu nghị toàn diện và trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn giữa Công đoàn Thủ đô hai nước nhằm nâng cao chất lượng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với người lao động.
Để triển khai tổ chức thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giữa chính quyền Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn, ký ngày 4/4/2022; đồng thời tiếp tục hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn vốn đã có từ trước đi vào chiều sâu, có bước tiến mới; đồng thời tăng cường chia sẻ bài học kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn.
Nhận lời mời của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội, Đoàn Đại biểu cấp cao LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) do đồng chí Đao Phết A Lun - Thành ủy viên, Chủ tịch LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn làm trưởng đoàn sang thăm, làm việc tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian từ ngày 14/8 đến ngày 18/8.
Trên cơ sở đó, hai bên đã quyết định ký kết Bản ghi nhớ quan hệ hợp tác hữu nghị, giai đoạn 2022-2027 giữa Công đoàn Thủ đô hai nước. Cụ thể, về cơ chế hợp tác, hàng năm luân phiên hai bên cử Đoàn Đại biểu Công đoàn Thủ đô sang thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm về công tác hoạt động Công đoàn. LĐLĐ thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lớp đào tạo Lý luận nghiệp vụ công tác Công đoàn đối với cán bộ chủ chốt của LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn theo phương thức 02 năm/lần tại Thủ đô Hà Nội.
Về lĩnh vực hợp tác, hai bên tiến hành trao đổi những thông tin về hoạt động Công đoàn của Thủ đô hai nước, liên quan đến phong trào CNVCLĐ, hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân quốc tế. Nội dung hoạt động của các tổ chức Công đoàn thành viên trực thuộc Công đoàn Thủ đô hai nước; trao đổi và học tập kinh nghiệm công tác Công đoàn trong lĩnh vực bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội đối với người lao động, cũng như các vấn đề liên quan đến hợp tác toàn diện giữa hai Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn.
Hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển theo thỏa thuận đối với những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu chung của phong trào Công đoàn Quốc tế. Hai bên cam kết thực hiện những nội dung của Bản ghi nhớ quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở các thỏa thuận đã đạt được giữa Lãnh đạo Công đoàn Thủ đô hai nước.
TIN LIÊN QUAN
Dự báo thời tiết ngày 3/10: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm se lạnh
03/10/2024, 10:20Khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất
02/10/2024, 15:28Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
02/10/2024, 15:23Bão Krathon mạnh cấp 16 chính thức vào biển Đông
01/10/2024, 09:49Phát hiện núi có dấu hiệu sạt lở, Nghệ An di dời khẩn cấp 4 hộ dân
30/09/2024, 16:54Cả nước có 3.491 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Tổng số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023 trên toàn quốc là 3.491 cơ sở. Trong đó có 2.864 cơ sở công nghiệp, 18 cơ sở sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội yêu cầu báo cáo việc lấp tạm 6.500 m2 hồ Đống Đa
Ngày 26/9, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND quận Đống Đa kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu về việc lấp tạm 6.500m2 hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu).
Công bố thông tin chính thức về VietNam Construction Awards 2024
Chiều 25/9, Ban tổ chức chương trình Vietnam Construction Awards 2024 đã có buổi họp công bố thông tin chuyên môn về chương trình vinh danh doanh nghiệp xây dựng.
Quảng Ninh bổ sung 1.000 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão Yagi
HĐND tỉnh Quảng Ninh thống nhất bổ sung 1.000 tỷ đồng chi cho khắc phục hậu quả của bão Yagi và mưa, lũ sau bão và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Gần 170.000 ha rừng bị thiệt hại do bão số 3, cần khoảng 200 triệu cây giống để trồng rừng thay thế
Theo báo cáo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 16 giờ ngày 23/9/2024, bão số 3 đã làm 13 tỉnh thiệt hại về rừng với tổng diện tích là 169.588 ha (chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt).
Xuất khẩu cá ngừ có dấu hiệu chậm lại
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam tăng chậm lại trong tháng 8. Giá trị XK trong tháng này chỉ tăng 3%, đạt gần 90 triệu USD. Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch XK đạt gần 648 triệu USD, tăng 19%.
Biển Đông xuất hiện 2 áp thấp, cảnh báo mưa lớn tại nhiều địa phương
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, Biển Đông mới có 2 vùng áp thấp, một trong hai ở ngay Vịnh Bắc Bộ, rất gần nước ta.
Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương
Khai mạc phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật sáng 23/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định.
Ảnh hưởng không khí lạnh, Hà Nội cảnh báo mưa dông
Do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, Bắc Bộ giảm mưa; trong đó thủ đô Hà Nội có mưa, trời chuyển mát với nhiệt độ thấp nhất 24 độ C.