EU duyệt chi hơn một tỷ USD hỗ trợ Ukraine
Các bộ trưởng tài chính EU phê duyệt gói viện trợ tài chính trị giá hơn một tỷ USD, nằm trong cam kết hơn 9 tỷ USD giải cứu Ukraine.

EU duyệt chi hơn một tỷ USD hỗ trợ Ukraine
"Gói viện trợ sẽ cung cấp cho Ukraine các khoản tiền cần thiết để trang trải các nhu cầu cấp bách và đảm bảo hoạt động của cơ sở hạ tầng quan trọng", Zbynek Stanjura, bộ trưởng tài chính Cộng hòa Czech, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), hôm nay cho biết.
Gói viện trợ hơn một tỷ USD mà các bộ trưởng thông qua là phần đầu tiên trong gói giải cứu hơn 9 tỷ USD mà các lãnh đạo EU hồi tháng 5 cam kết chuyển cho Ukraine.
Đây được coi là động thái quan trọng thể hiện sự ủng hộ của EU với Ukraine, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu đang thể hiện dấu hiệu mệt mỏi với chiến sự kéo dài, trong khi tình hình lạm phát, khủng hoảng năng lượng trong nước diễn biến phức tạp.
Các nhà ngoại giao EU cho biết phần còn lại của gói giải cứu chưa được phê duyệt, khi một số quốc gia thành viên vẫn tranh cãi về việc liệu một quốc gia có chiến tranh có thể nhận các khoản vay dài hạn hay không.
"Tôi ước số tiền sẽ lớn hơn", một nhà ngoại giao EU nói, dù thêm rằng các cuộc đàm phán giữa những nước thành viên để cấp thêm tiền cho Kiev đang "đi đúng hướng".
Hơn một tỷ USD mới này giúp nâng tổng số viện trợ tài chính mà EU dành cho Ukraine lên hơn 2,2 tỷ USD kể từ ngày 24/2. EU trước đó đã giải ngân hơn 1,2 tỷ USD cho Kiev.
Ukraine cho biết ngân sách của họ thiếu hụt khoảng 5 tỷ USD mỗi tháng và các hoạt động hàng ngày của chính phủ, cũng như dịch vụ công hiện phụ thuộc vào viện trợ khẩn cấp từ nước ngoài.
Các đồng minh đang chạy đua để giúp Ukraine, trong đó G7 và các nước khác thông báo hỗ trợ tài chính thêm 29,7 tỷ USD cho Kiev, theo Bộ Tài chính Mỹ. Tháng trước, Mỹ đã chuyển 1,3 tỷ USD cho Ukraine như phần đầu của gói 7,5 tỷ USD mà chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết với Kiev hồi tháng 5.
Bộ Tài chính Mỹ hôm nay thông báo sẽ chuyển thêm 1,7 tỷ USD viện trợ kinh tế cho Ukraine. "Khoản hỗ trợ này sẽ giúp chính phủ Ukraine cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân", Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói.
EU cũng thông báo đóng băng số tài sản có tổng giá trị 13,8 tỷ USD của Nga kể từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine cuối tháng 2. EU đã triển khai 6 gói trừng phạt nhằm vào Moskva, gần đây nhất là lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga hồi đầu tháng 6.
TIN LIÊN QUAN

EU thống nhất cơ chế áp trần giá dầu diesel và dầu mazut của Nga
05/02/2023, 06:30
EU lên kế hoạch mới để trừng phạt Nga
04/02/2023, 08:26
Nga áp dụng các biện pháp giám sát dầu xuất khẩu
01/02/2023, 07:06
Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật hạn chế rút dầu từ SPR
30/01/2023, 05:12
Mỹ, EU hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Nam Phi
29/01/2023, 07:41
Bùng nổ giá khí đốt đã ảnh hưởng như thế nào lên người châu Âu?
26/01/2023, 07:29
Khí đốt tự nhiên: EU sẽ đối mặt tình thế khó khăn hơn vào năm 2023
22/01/2023, 07:00
Dự báo giá dầu 2023-2027
17/01/2023, 07:09
Mỹ không loại trừ khả năng sẽ có thêm nhiều đợt xả kho SPR
15/01/2023, 07:18Kinh tế thế giới đang chuyển sang kỷ nguyên khó khăn hơn
Theo hãng tin Bloomberg, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang kỷ nguyên khó khăn hơn do lãi suất cao hơn, căng thẳng địa chính trị lớn hơn và những bất ổn rõ ràng hơn.
Giá dầu trong năm 2022 đã tăng bao nhiêu?
Giá năng lượng là chủ đề được chú ý nhiều nhất trong năm 2022, nhất là do giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng mạnh mẽ, kéo giá điện bán buôn trong khu vực tăng theo. Nhưng giá một thùng dầu Brent đã thực sự tăng bao nhiêu trong năm 2022?
Chuyên gia Nga: Nga nên chuyển hướng sang khai thác các mỏ nhỏ
Ngày 30/12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga đã công bố số lượng các mỏ khoáng sản và hydrocarbon được phát hiện trong năm ở nước này.
Venezuela: Xuất khẩu dầu nặng của Chevron gặp khó
Vận chuyển dầu qua kênh đào đang làm chậm nỗ lực của Chevron trong việc bốc dỡ các tàu chở dầu tại một trong bốn liên doanh của họ ở Venezuela và đưa dầu thô nặng đến Mỹ.
Tin Thị trường: Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới
BP đẩy mạnh đầu tư vào trung tâm dầu mỏ của Mỹ; Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới...
EU áp trần giá khí đốt: Các chuyên gia trong ngành nói gì?
27 nước thành viên EU đã thông qua một cơ chế để hạn chế giá khí đốt trên thị trường bán buôn của châu Âu. Nhưng theo giới chuyên gia, cơ chế này sẽ chỉ có tác động hạn chế lên hóa đơn năng lượng của những doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chưa kể, họ lo ngại về những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với nguồn cung của châu Âu vào mùa đông tới.
Triều Tiên tiết lộ các mục tiêu quân sự mới
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tiết lộ tại một cuộc họp của Đảng Lao động các mục tiêu mới cho quân đội vào năm 2023, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin hôm thứ Tư.
Luật khẩn cấp ở châu Âu về năng lượng mặt trời
Từ tháng 1/2023, các nước EU sẽ có thể triển khai các dự án năng lượng mặt trời nhanh hơn. Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua văn bản Luật khẩn cấp về năng lượng mặt trời, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng.
Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine?
Theo Tổng thống Putin, phương Tây đang cố chống phá nước Nga. Ông cáo buộc Kiev và phương Tây từ chối đàm phán.