Thứ năm, 06/04/2023, 09:29 AM
  • Click để copy

Giá trần vé máy bay: Nên giữ hay bỏ?

Việc bỏ quy định về áp dụng giá trần là vấn đề lớn, sẽ thay đổi một chính sách quan trọng vì vậy chưa đánh giá tác động thì chưa đủ căn cứ sửa đổi.

Việc giữ hay bỏ quy định về giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa tiếp tục nhận được nhiều ý kiến. (Ảnh minh họa)

Việc giữ hay bỏ quy định về giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa tiếp tục nhận được nhiều ý kiến. (Ảnh minh họa)

Vẫn còn ý kiến trái chiều

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) mới nhất đã được trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến. Trong đó, việc giữ hay bỏ quy định về giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa tiếp tục được đặt ra.

Một số ý kiến đã đề nghị không quy định giá trần đối với dịch vụ cảng biển và dịch vụ hàng không. Bởi cho rằng quy định này không phù hợp với nguyên tắc thị trường khi đã có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài (đầu tư các Cảng biển), nhiều hãng hàng không ra đời cạnh tranh khá lớn làm hạn chế khả năng và động lực phát triển của các hãng hàng không, các công ty vận tải biển. Hơn nữa, giá trần do cơ quan quản lý Nhà nước quy định trong một số trường hợp thấp hơn chi phí đầu tư của nhà đầu tư (như trường hợp đầu tư các Cảng biển) hoặc thấp hơn chi phí đầu vào do giá cả vật tư, nguyên, nhiên vật liệu tăng cao.

Mặt khác, việc điều chỉnh giá trần của cơ quan Nhà nước thường rất chậm, không theo kịp biến động của thị trường gây khó khăn, thua lỗ rất lớn cho các doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc phát triển chung toàn ngành và tác động đến nền kinh tế trong dài hạn. Đồng thời, làm mất đi nguồn lực, tài nguyên, nguồn thu NSNN của nhà nước (như trường hợp giá dịch vụ bốc xếp container của nước ta giá dịch vụ cảng biển bị cạnh tranh xuống giá quá thấp, thấp hơn rất nhiều so với giá các nước trong khu vực và giá được quy định cách đây 20 năm kéo dài hàng chục năm nay đang làm suy kiệt tiềm năng phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển của Việt Nam, đã chuyển toàn bộ lợi nhuận cho các hãng tàu nước ngoài).

Ý kiến này cũng cho rằng, quy định giá trần nhưng không quy định giá tối thiểu trong nhiều trường hợp dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh; làm hạn chế doanh nghiệp kinh doanh phân khúc chất lượng cao.

Ngoài ra, đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, một số ý kiến cho rằng, việc áp giá trần còn một số vướng mắc là không phù hợp với thông lệ quốc tế vì các quốc gia trên thế giới hiện không áp dụng; không công bằng đối với các loại hình dịch vụ khác vì hiện nay giá dịch vụ vận chuyển hành khách bằng tàu hỏa, vận chuyển hành khách tuyến cố định, taxi đều do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tự định giá và kê khai giá với cơ quan Nhà nước.

Ở chiều ngược lại, Cơ quan soạn thảo và Bộ Giao thông vận tải đề nghị phải giữ quy định về giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa. Lí do vì trên thực tế, hiện nay dịch vụ này vẫn là một trong những dịch vụ thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng, tác động với phạm vi rất lớn đến đời sống người dân, đến hoạt động sản xuất - kinh doanh. Việc không quy định giá trần đồng nghĩa với việc Nhà nước bỏ công cụ điều tiết và để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ toàn quyền quyết định giá cung cấp dịch vụ. Khi sửa Luật theo hướng không còn quy định giá trần thì các hãng hàng không hoàn toàn có thể đưa ra giá vé ở mức cao, nhất là một số tuyến có cạnh tranh hạn chế, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến xã hội và khó khắc phục vì nếu tiếp tục sửa Luật thì đòi hỏi thời gian. Đặc biệt, so với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay thì càng thu hẹp điều kiện để người dân được tiếp cận dịch vụ hàng không nếu trường hợp giá vé tăng cao.

Cùng với đó, trên thực tế, dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa vẫn đang là một trong các dịch vụ thuộc loại có thị trường cạnh tranh hạn chế. Hiện chỉ có 06 hãng hàng không tham gia thị trường chưa có thị trường cạnh tranh như đường bộ.

Việc bỏ quy định về áp dụng giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa là vấn đề lớn, là thay đổi một chính sách quan trọng và theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh giá tác động. Trong khi chưa đánh giá tác động thì chưa đủ căn cứ sửa đổi.

Không còn nước nào quản lý bằng giá trần

Từng cho ý kiến về việc có nên tồn tại giá trần vé máy bay hay không, TS Lương Hoài Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ du lịch Gotadi cho rằng sự duy trì giá trần vé máy bay cho đến nay là sự vô lý, cần phải chấm dứt. Ông cho rằng trên thế giới hiện nay không còn nước nào quản lý bằng giá trần, mà đa phần để các hãng tự do.

Việc áp trần giá vé máy bay, theo ông Nam, tước đi cơ hội tăng doanh thu của các hãng hàng không, đặc biệt ở giai đoạn cao điểm. Ngoài ra, giá trần vô hình chung làm kìm hãng sự tăng trưởng của thị trường nội địa.

Ông Nam phân tích sự tăng trưởng của thị trường nội địa không phụ thuộc vào tăng trưởng của thị trường nội địa bởi có những đối tượng không chịu ảnh hưởng bởi giá. Sự tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều hay ít giá vé rẻ, và việc áp giá trần làm vé rẻ ít đi, kìm hãm sự tăng trưởng của thị trường nội địa. Do đó, Nhà nước cần bỏ trần giá vé máy bay nội địa và để thị trường quyết định.

GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Kinh tế Quốc dân, đi tìm sự khác nhau giữa giá cả dịch vụ hàng không với giá hàng hóa thông thường. Theo ông, giá hàng hóa thông thường đã được niêm yết giá và có thể mặc cả được, còn vé máy bay phải khi mua mới biết giá (phụ thuộc vào thời điểm). Giá cả dịch vụ hàng không phải xét theo cấu trúc tạo nên, với chi phí biến động rất nhiều và khó kiểm soát: biến động tỷ giá, nhân công, nhiên liệu...

"Chúng ta nên tuân thủ luật quốc tế hiện nay, rất ít nước còn áp trần giá vé máy bay. Sớm hay muộn chúng ta nên bỏ giá trần, thay vào đó là công thức tính giá để tạo được một khung giá rộng. Trên phương diện kinh tế, hàng không là loại hình không thay đổi được, ví dụ tuần có 3 chuyến bay, do những đặc thù vậy, cơ chế quản lý giá lĩnh vực hàng không cũng cần có yếu tố đặc thù", ông Đạt nói.

Theo báo cáo của Cục Hàng không, thông thường chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 39,5% tổng chi phí của các hãng bay. Tuy nhiên, tại tháng 11/2022, cùng với biến động tỷ giá VND/USD, chi phí nhiên liệu của các hãng tăng hơn 80% so với tháng 9/2015 góp lần làm tổng chi phí của doanh nghiệp tăng thêm gần 33,5%.Theo Bộ GTVT dự kiến, từ quý II hoặc III năm nay điều chỉnh trần giá vé máy bay nội địa, trong đó chặng trên 1.000 km tăng hơn 6%. 

Bao nhiêu tuổi thì được đăng ký chính chủ xe cơ giới?

Bao nhiêu tuổi thì được đăng ký chính chủ xe cơ giới?

13/03/2023 06:48

Người từ đủ 15 tuổi trở lên được đăng ký xe, nhưng riêng nhóm đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải được cha/mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Tổng Giám đốc GSM nói gì về kế hoạch “điện hóa” taxi

Tổng Giám đốc GSM nói gì về kế hoạch “điện hóa” taxi

11/03/2023 16:26

“Người dùng sẽ được trải nghiệm thế hệ xe dịch vụ, taxi không mùi, không tiếng động, dịch vụ 5 sao và mang lại lợi ích cho sức khoẻ về lâu dài. Đây sẽ là cơ hội để giao thông nói chung ngày càng thông minh hơn và bền vững hơn, từ đó thúc đẩy lối sống xanh trong cộng đồng”, ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM nói về lí do ra đời của mô hình vận tải phức hợp xanh đầu tiên trên thế giới.

Đề xuất không phạt xe quá hạn đăng kiểm trong vòng 15 ngày

Đề xuất không phạt xe quá hạn đăng kiểm trong vòng 15 ngày

11/03/2023 06:50

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cho phép các phương tiện quá hạn đăng kiểm trong vòng 15 ngày được phép di chuyển đến các đơn vị đăng kiểm để thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư hơn 4,6 tỷ đồng

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư hơn 4,6 tỷ đồng

04/03/2023 06:33

Ngày 3/3, Bộ Tài chính cho biết số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hết quý 4/2022 (đến hết ngày 31/12/2022) là hơn 4,6 tỷ đồng.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ sát với diễn biến thị trường thế giới

Giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ sát với diễn biến thị trường thế giới

22/02/2023 06:20

Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu hôm nay (21/2) cho thấy, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tiếp tục chi Quỹ bình ổn giá cho các loại xăng dầu, đưa giá các loại xăng dầu giảm nhẹ từ 324 - 748, riêng dầu mazut lại tăng tới 615 đồng/kg.

Sở GTVT Hà Nội sẽ xem xét việc bỏ biển cấm taxi

Sở GTVT Hà Nội sẽ xem xét việc bỏ biển cấm taxi

14/02/2023 06:09

Trong tuần này, Sở GTVT Hà Nội sẽ xem xét kiến nghị của Hiệp hội taxi Hà Nội về dỡ bỏ biển cấm taxi trên các tuyến phố. Hà Nội hiện đang cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ hoạt động trên 11 tuyến phố.

VCCI: Đề xuất quy định về giới hạn số lần kiểm tra dán nhãn năng lượng hàng năm

VCCI: Đề xuất quy định về giới hạn số lần kiểm tra dán nhãn năng lượng hàng năm

30/01/2023 05:22

Để đảm bảo mục tiêu quản lý Nhà nước, thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị bổ sung quy định về giới hạn số lần kiểm tra doanh nghiệp trong một năm như: 1 lần/1 năm hoặc 1 lần/2 năm và các kế hoạch kiểm tra hàng năm cần phải công khai.

VinFast và hành trình vươn ra biển lớn: Cột mốc đáng nhớ của ngành ô tô Việt

VinFast và hành trình vươn ra biển lớn: Cột mốc đáng nhớ của ngành ô tô Việt

23/01/2023 09:11

Năm 2022, VinFast có màn bứt phá ngoạn mục trên hành trình chinh phục thế giới khi chính thức xuất khẩu lô xe điện đầu tiên sang Mỹ, đưa Việt Nam thăng hạng trên bản đồ công nghiệp ô tô toàn cầu.

Vượt khó khăn, hàng không nội địa tăng trưởng hơn dự báo

Vượt khó khăn, hàng không nội địa tăng trưởng hơn dự báo

05/01/2023 06:42

Hoạt động vận tải hàng không nội địa có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, tăng 3,5 lần so năm 2021 và tăng 15,6% so năm 2019.