Thứ ba, 19/03/2019, 16:53 PM
  • Click để copy

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: 'Người dân phải chấp nhận quy tắc ứng xử cho phù hợp với yêu cầu vì lợi ích chung'

Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã giải đáp rất nhiều câu hỏi của báo giới trước thông tin Hà Nội có thể thí điểm cấm xe máy ở tuyến đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi.

giam-doc-so-gtvt-ha-noi-noi-ve-viec-cam-xe-may-o-noi-do
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói về việc cấm xe máy ở nội đô.

Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 19/3, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện đã nhận được nhiều câu hỏi của báo chí liên quan đến đề xuất cấm xe máy tại nội đô.

Trả lời các câu hỏi, ông Viện khẳng định: Không phải đến năm 2020 Hà Nội cấm xe máy mà là thực hiện lộ trình xây dựng đề án hạn chế phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn của các quận vào năm 2030.

Ông Viện nói: “Có bạn hỏi “bu gà có được mang lên tàu trên cao hay không?". Có phương tiện cá nhân cho các loại bu gà đâu? Lên xe bus vì lợi ích chung của nhiều người chắc chắn không thể đưa bu gà lên xe bus nhưng còn có những phương tiện khác.

Ít tiền thôi thì đi xe đạp, nhiều tiền thì đi taxi. Còn không thì các bạn giết gà ở quê rồi mang thịt gà sống ra chứ không mang bu gà lên được. Ở đô thị có những quy định mà người dân phải chấp nhận quy tắc ứng xử cho phù hợp với yêu cầu vì lợi ích chung. Chính quyền phải vì lợi ích chung của người dân đặt ra quy tắc để phục vụ tốt hơn”.

Cũng tại buổi họp, thông tin đến báo chí ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho rằng: Vấn đề ùn tắc giao thông là vấn đề thời đại, không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Hải, đề xuất phạm vi lộ trình, phân vùng hạn chế hoạt động đối với xe máy phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và năng lực của hệ thống giao thông công cộng đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn TP và thực hiện mục tiêu dừng hoạt động xe máy tại các quận vào năm 2030 theo đúng Nghị quyết HĐND TP.

Đề án được xác định trên nguyên tắc tuyến và khu vực hạn chế hoạt động xe máy phải có hệ thống vận tải hành khách công cộng và các phương tiện giao thông thay thế đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Nguyên tắc xây dựng đề án cũng tính đến yếu tố tổ chức giao thông hợp lý, đáp ứng việc đi lại của người dân trong và ngoài khu vực hạn chế.

Đồng thời, việc này phải đảm bảo việc kết nối giữa các loại hình phương tiện giao thông (giao thông cá nhân và giao thông công cộng). Mở rộng không gian và các tuyến phố đi bộ nhằm tạo thói quen đi bộ và kết hợp với việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

“Theo đó, hình thức phân vùng và tổ chức hạn chế hoạt động xe máy gồm 2 hình thức, đó là phân vùng hạn chế hoạt động theo tuyến đường và phân vùng hạn chế hoạt động theo khu vực. Việc tổ chức hạn chế hoạt động có thể theo thời gian trong ngày và theo ngày trong tuần” - ông Hải cho biết.

Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, về lộ trình thực hiện giai đoạn 2019-2020 sẽ nghiên cứu xây dựng đề án trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ tổ chức công khai lộ trình thực hiện và triển khai các bước thực hiện theo lộ trình được duyệt.

Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội nhìn nhận: Việc thực hiện nội dung phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030 là nhiệm vụ cần thiết nhưng là việc khó. Đây là việc phức tạp và nhạy cảm, động chạm đến tâm tư, tình cảm và cuộc sống của rất nhiều người dân trong và ngoài TP.

“Trong quá trình thực hiện, Sở GTVT và các cơ quan liên quan luôn thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch và tính khả thi vì lợi ích chung của thành phố và vì cuộc sống tốt đẹp của người dân. Sở GTVT luôn cầu thị và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng đề án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được triển khai khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt”, ông Hải nhấn mạnh.

 

'Cấm xe máy, sao không cấm cả ôtô?'

Cộng đồng mạng và cả cộng đồng trà đá, bia hơi vỉa hè bỗng chốc chia làm 2 phe trong những buổi tranh luận gay gắt về đề tài cấm xe máy.

 

'Cấm xe máy mà cứ cho xây chung cư cao tầng thì có ích gì?'

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, Hà Nội cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để mong hạn chế tắc đường còn "cấm xe máy mà cứ cho xây dựng chung cư cao tầng thì chả có ích gì".

 

Hà Nội cấm xe máy: Người dân lo mất 'cần câu cơm'

Theo đánh giá của chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, xe máy không chỉ là phương tiện phù hợp với hạ tầng giao thông ở Hà Nội mà nó còn là "chiếc cần câu cơm của nhiều người dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động và cấm xe máy là người dân mất luôn cần câu cơm".