Giáo sư Daniel Kammen: 'Tôi tự hào vì Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học nữ'
Giáo sư Daniel Kammen nhận thấy có rất nhiều phụ nữ làm việc trong các phòng thí nghiệm. Đây là một điều cực kỳ đáng trân quý và nước Mỹ phải học hỏi Việt Nam rất nhiều vì điều này.
Những ngày này, một trong những từ khóa được chia sẻ rất nhiều trên MXH phải kể đến "VinFuture". VinFuture là giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu, được thành lập ngày 20/12/2020 với sứ mệnh "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ". Đây đã là năm thứ hai giải thưởng này được tổ chức.
Trong khuôn khổ Tuần lễ khoa học thuộc sự kiện Giải thưởng VinFuture mùa II, sáng nay (17/12), chương trình Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo đã được tổ chức tại Hà Nội. Đến tham dự sự kiện là hàng loạt những nhà khoa học kiệt xuất, đã có nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ. Trong số đó phải kể đến Giáo sư Daniel Kammen - Thành viên Hội đồng Giải thưởng.

Chương trình Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo
Giáo sư Daniel Kammen là người giữ vị trí Giáo sư của James & Katherine Lau về Phát triển bền vững tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ), đồng thời ông cũng là Giáo sư về Năng lượng và tài nguyên tại Khoa Chính sách công Goldman và Khoa công nghệ hạt nhân. Xuất hiện tại chương trình giao lưu, Giáo sư Daniel Kammen đã có những chia sẻ quý giá về vấn đề phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng cũng như câu chuyện về giải thưởng VinFuture năm nay.
Hướng đi nào cho việc phát triển bền vững?
Theo Giáo sư Daniel Kammen, ngày nay nhân loại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong cuộc sống như: ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử... Các vấn đề này sẽ không được giải quyết, hoặc thậm chí ngày càng trầm trọng hơn nếu như chúng ta không có những chính sách nhằm phát triển bền vững và đặc biệt là việc hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch.
Hai vấn đề sử dụng nguyên liệu hóa thạch và phân biệt đối xử tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng chúng lại có một móc xích vô hình. Có thể nói, việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch còn có thể dẫn đến vấn nạn phân biệt đối xử, đặc biệt đối với nhóm người yếu thế trong xã hội khi họ không có những nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu hàng ngày như: sử dụng than để sưởi ấm, sử dụng điện... Vậy nên, việc chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững là điều chúng ta cần phải bắt tay vào thực hiện ngay lập tức.
Giáo sư Daniel Kammen - Quốc tịch Mỹ
Từng được bổ nhiệm làm chuyên gia năng lượng đầu tiên của sáng kiến Đối tác Môi trường và Khí hậu cho Châu Mỹ (ECPA).
Đặc phái viên Khoa học cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.
Là chuyên gia và cố vấn ở Cơ quan Bảo vệ Môi trường, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID) và Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ
"Làm cách nào để giải quyết những vấn đề trên?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Với thâm niên trong việc nghiên cứu khoa học, Giáo sư Daniel Kammen nhấn mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên sẽ là giải pháp hữu hiệu để thay thế cho nguyên liệu hóa thạch.
Quay trở lại với Việt Nam, đất nước của chúng ta sở hữu rất nhiều nguồn năng lượng tự nhiên tuyệt vời như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió... Giáo sư Daniel Kammen cho rằng việc tận dụng tốt những nguồn năng lượng vô hạn này, kết hợp với nguồn thủy năng dồi dào mà chúng ta có sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong việc phát triển bền vững.
Song song với điều đó, việc sở hữu vô vàn nguồn tài nguyên quý giá như vậy sẽ dẫn đến một thách thức là làm cách nào để dự trữ và không gây lãng phí nguồn tài nguyên. Theo Giáo sư Daniel, không chỉ ở Việt Nam, đây còn là một trong những thách thức không nhỏ của các nước trên thế giới.
Khó khăn là vậy nhưng tất cả các vấn đề trên sẽ được giải quyết nếu như có sự chung tay của toàn nhân loại. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, chúng ta cần kết nối với nhau để tạo ra những đổi mới xã hội, đưa con người gần với nhau hơn để cùng nhau chung tay giải quyết các vấn đề nóng hổi hiện nay như: Bình đẳng giới, an ninh lương sạch...
Trong hành trình này, sự góp sức của các nhà nghiên cứu trẻ là điều vô cùng quan trọng. "Hãy đến và tham gia cùng chúng tôi. Tại đây, chúng tôi có vô vàn dự án thú vị, chúng tôi có cơ sở hạ tầng tốt dành cho việc nghiên cứu như: khu bảo tồn năng lượng, tầng điện thông minh... Và việc sử dụng big data (siêu dữ liệu) và trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống là vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Khi tôi chuyển hướng sang lĩnh vực năng lượng, tôi nhận thấy nó có rất nhiều khía cạnh để có thể khai thác và với tư cách là Hội đồng khoa học, tôi rất mong muốn những sáng kiến của các bạn. Hãy tham gia cùng chúng tôi!", Giáo sư Daniel Kammen không quên nhắn nhủ.

Theo Giáo sư Daniel Kammen, Việt Nam sở hữu rất nhiều nguồn năng lượng tự nhiên tuyệt vời
"Tôi tự hào vì Việt Nam có nhiều nhà khoa học nữ"
Từ trước đến nay, mọi người cho rằng nghiên cứu khoa học là một công việc hết sức vất vả và nó thường được gán cho nam giới. Tuy nhiên, ngày nay, nhận định này không thực sự đúng đắn nữa vì trong các phòng thí nghiệm đã có sự xuất hiện của rất nhiều nhà khoa học nữ. Đặc biệt hơn cả, các nghiên cứu của họ mang tính ứng dụng rất cao và khi áp dụng các nghiên cứu đó vào thực tiễn có thể giải quyết một số vấn đề nhức nhối mà nhân loại đang gặp phải.
Điều này đã được chính Giáo sư Daniel Kammen công nhận. Không cần nói đâu xa, ngay kể cả tại phòng thí nghiệm của giáo sư Daniel Kammen, ông cũng cảm thấy vô cùng tự hào vì có sự xuất hiện của nhiều giáo sư nữ đến từ châu Phi hay Đông Nam Á.
Còn ở Việt Nam, ông Daniel nhận thấy có rất nhiều phụ nữ làm việc trong các phòng thí nghiệm. Đây là một điều cực kỳ đáng trân quý và nước Mỹ phải học hỏi Việt Nam rất nhiều vì điều này.
Điều Giáo sư Daniel Kammen muốn nhấn mạnh là hãy đa dạng nhà khoa học nữ trong lĩnh vực nghiên cứu chất lượng cao. Bởi không khác gì nam giới, họ có thể tạo ra những nghiên cứu hữu ích và có thể áp dụng vào thực tiễn để có thể giải quyết những vấn đề nhức nhối của nhân loại.
Chủ đề của Giải thưởng VinFuture 2022 là "Hồi sinh và Tái thiết" (Reviving and Reshaping). Với chủ đề này, Giải thưởng hy vọng tìm kiếm và vinh danh các công trình khoa học - công nghệ kiệt xuất có tác động tích cực trong và sau đại dịch giúp phát triển bền vững đời sống của hàng triệu người trên khắp hành tinh. Trong đó, cơ cấu giải thưởng vẫn bao gồm 1 Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD cùng 3 Giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn USD. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tối ngày 20/12/2022 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Người có bằng lái ô tô được miễn thi lý thuyết sát hạch xe máy
10/03/2025, 10:12
Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước
10/03/2025, 10:09
Sẽ áp dụng quy chuẩn mới đối với nước thải công nghiệp
10/03/2025, 10:07
Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
04/03/2025, 15:09
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
01/03/2025, 13:29Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát người nghiện ma túy và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
Bộ Công an sẽ chính thức tiếp nhận công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai từ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội từ ngày 1/3/2025 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát người nghiện và hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố sẽ quyết tâm khởi công cầu Tứ Liên ngày 19/5, cầu Trần Hưng Đạo trước 30/9, cầu Ngọc Hồi sẽ khởi công khi Thủ tướng chấp thuận đầu tư.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở giao thông vận tải dừng sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ 1/3
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở giao thông vận tải dừng tổ chức các kỳ sát hạch và dừng tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch, hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ ngày 1/3.
Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02
Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.
Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão
Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.
Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.