Hướng ra biển là thịnh vượng
Phát triển kinh tế biển xanh là nền tảng hướng đến sự phát triển bền vững và thịnh vượng nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển.
Tiềm năng lớn từ biển
Kinh tế biển xanh bao gồm tất cả các ngành kinh tế biển truyền thống nhưng với cách tiếp cận mới, bền vững như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; phát triển vùng bờ biển (xây dựng các đô thị, các khu dân cư tập trung, các khu chức năng, nghỉ dưỡng, các đặc khu kinh tế và các hoạt động phát triển khác); năng lượng tái tạo; cảng biển và vận tải thủy; thăm 92 dò, khai thác và chế biến khoáng sản đáy biển (đặc biệt là dầu, khí); công nghiệp ven biển, công nghệ sinh học biển; du lịch biển và vùng bờ biển; nghiên cứu và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Việt Nam có hơn 3.260 km đường bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phát triển kinh tế biển xanh là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Cùng với đó, các tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam chiếm hơn 50% dân số cả nước, phần lớn lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến biển; đóng góp của 28 tỉnh, thành ven biển vào GDP cả nước hiện đã vượt ngưỡng 60%. Bờ biển Việt Nam còn có hơn 100 vị trí có thể xây dựng các cảng biển lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển. Ngư trường đánh bắt với hơn 2.000 loài cá, trong đó 130 loài có giá trị kinh tế cao, ngoài ra còn có trên 600 loài giáp xác, nhuyễn thể và rong biển. Du lịch biển là ưu thế đặc biệt. Với 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó khoảng 20 bãi có quy mô và tiêu chuẩn quốc tế... nắng ấm quanh năm, không khí trong lành cùng nhiều cảnh quan đẹp là điều kiện lý tưởng để Việt Nam xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp. Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long, hai lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới và đã được công nhận là Kỳ quan Thiên nhiên của thế giới. Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh.
Đưa nước ta mạnh giàu từ biển
Nhận thức đầy đủ vị thế, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế biển, Việt Nam đã có chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển bền vững kinh tế biển. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định những kết quả phát triển kinh tế biển của nước ta trong thời gian vừa qua, đồng thời nhấn mạnh những mục tiêu, nhiệm vụ mới cho giai đoạn tiếp theo phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng đã khẳng định, du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, thể thao biển… là một trong những trụ cột trọng tâm của ngành du lịch nước ta. Số liệu thống kê cho thấy, trong cấu trúc ngành du lịch Việt Nam, du lịch biển chiếm 60-70% hoạt động du lịch cũng như thu nhập du lịch. Có thể thấy rằng, du lịch biển, đảo phát triển đã có đóng góp lớn cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như của nhiều ngành kinh tế khác, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân địa phương ven biển… Ngoài dầu khí và du lịch biển, các ngành khác như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, cảng biển, vận tải thủy, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản đáy biển… cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần đưa kinh tế biển xanh thành động lực, tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thủy sản Việt Nam nhận định, đại dương đang đứng trước những nguy cơ rất nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hoạt động khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển và các rủi ro khác. Những nguy cơ này diễn biến ngày càng nhanh và khó lường.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Việt Nam phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm, sự cố môi trường ở một số nơi các vùng ven biển còn diễn ra nghiêm trọng. Ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách. Các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm. Một số tài nguyên biển bị khai thác chưa bền vững… Do đó, để Việt Nam giàu mạnh, thịnh vượng từ biển, cần triển khai thực hiện đồng bộ hàng loạt nhóm giải pháp. Cụ thể, cần bảo đảm quản lý, xử lý tốt các nguồn thải từ bờ, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ các nguồn thải nguy hại, như kim loại nặng, rác thải nhựa và áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến nhằm giảm thiểu phát thải, giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần xây dựng giải pháp giảm thiểu khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Đồng thời, bảo đảm quyền sử dụng công cộng tại các bãi biển và các khu vực biển quan trọng để bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển và sự liên tục của các hệ sinh thái từ dưới biển lên bờ. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật Tài nguyên môi trường về việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Cần chú trọng tới việc khai thác, sử dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từ biển. Cuối cùng, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế tài chính với hệ thống thuế, phí hợp lý liên quan tới sử dụng tài nguyên và không gian biển; xây dựng cơ chế tài chính bảo đảm phát triển bền vững kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Sử dụng các công cụ tài chính để điều chỉnh một cách hiệu quả các hành vi khai thác tài nguyên, bảo vệ, bảo tồn môi trường và các hệ sinh thái biển. Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng xanh, bền vững sẽ được triển khai hiệu quả hơn để “hướng ra biển là thịnh vượng”.
Cùng chủ đề
Đà Nẵng và tầm nhìn phát triển hướng biển
Phát triển kinh tế biển là nội dung quan trọng trong chiến lược quy hoạch tổng thể quốc gia
Hoàn thiện cơ chế phát triển bền vững kinh tế biển
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh thời kỳ đến năm 2030
Khởi công đường trục nối vùng biển Nam Định với cao tốc huyết mạch
Nhận diện cơ hội đầu tư 2025: Những nhóm ngành và mã cổ phiếu tiềm năng
02/02/2025, 08:10Đầu tư năm 2025: Cơ hội và thách thức
02/02/2025, 08:07Hướng ra biển là thịnh vượng
02/02/2025, 07:55Giá xăng, dầu đồng loạt giảm
01/02/2025, 20:56Nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp trên thị trường toàn cầu
28/01/2025, 23:37Ngày 29 Tết Ất Tỵ: Thị trường hàng hóa bình ổn
28/01/2025, 23:34Thái Bình: Phấn đấu thu hút trên 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư năm 2025
28/01/2025, 23:31Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú trong danh sách của Forbes
27/01/2025, 06:30SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch; Tỷ lệ CASA lên tới 19,4% tổng huy động; Tăng trưởng tín dụng đạt 20,42%; Nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất tại Việt Nam; được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Tài chính PTF… là những điểm sáng nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB).
Giao dịch thương mại điện tử Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD trong năm 2024
Năm 2024, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ghi nhận bước tiến vượt bậc với tổng giá trị giao dịch (GMV) đạt 13,82 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2023.
Vượt qua thách thức phát triển bền vững, xuất khẩu da giày đạt hơn 27 tỷ USD
Dù gặp nhiều khó khăn về phát triển bền vững, năm 2024 ngành da giày - túi xách vẫn đạt tổng kim ngạch xuất khẩu trên 27 tỷ USD, tăng 11,45% so với năm 2023...
Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
Cách Hà Nội khoảng 1 giờ lái xe, khách sạn Legend Valley là điểm đến hoàn hảo cho những kế hoạch vui chơi, nghỉ dưỡng và tổ chức sự kiện cuối tuần với hệ thống phòng và tiện ích đẳng cấp cùng loạt hoạt động ngoài trời phong phú, hấp dẫn.
Ấn tượng thiết kế kiến trúc bộ đôi tòa tháp The Continental
Với ngôn ngữ thiết kế dành riêng cho “trái tim” của thành phố quốc tế sầm uất Global Gate, The Continental không chỉ là một dự án nhà ở mang tiêu chuẩn căn hộ khách sạn quốc tế mà còn là biểu tượng sống mới của khu vực Đông Bắc Hà Nội.
Vietjet mở đường bay đến Bắc Kinh và Quảng Châu, đón chào năm mới với ưu đãi 0 đồng
Đón chào xuân mới 2025, Vietjet mở loạt đường bay thẳng mới đến Bắc Kinh, Quảng Châu từ 30/03/2025, tần suất 24 chuyến khứ hồi hàng tuần.
Bay quốc tế đến Việt Nam, vui lễ hội xuân cùng ưu đãi giảm 50% từ Vietjet
Chào đón mùa lễ hội Xuân rộn ràng, Vietjet mời du khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới đến khám phá một Việt Nam xinh đẹp, sống động và giàu bản sắc cùng ưu đãi vé máy bay giảm lên đến 50% (*) vào thứ 6 hàng tuần.
Vietjet nằm trong nhóm các hãng bay an toàn nhất toàn cầu 2025
Vietjet tiếp tục được AirlineRatings, đơn vị uy tín chuyên đánh giá dịch vụ và an toàn hàng không quốc tế, xếp hạng trong nhóm các hãng hàng không an toàn nhất thế giới năm 2025.
Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai
Hành trình thiện nguyện của Tạp chí Người Xây dựng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) trong năm 2025 bắt đầu với chuyến đi hướng về các gia đình có điều kiện khó khăn, chịu ảnh hướng bởi bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Lào Cai.