IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,2% trong năm 2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% vào hồi tháng 4.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,2% trong năm 2022. (Ảnh minh họa)
Trong báo cáo cập nhật "Triển vọng kinh tế thế giới", IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% mà Tổ chức này đã đưa ra hồi tháng 4.
IMF cho biết GDP toàn cầu thực sự giảm trong quý II do suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và Nga.
Về tăng trưởng của năm 2023, IMF cũng hạ dự báo GDP năm 2023 giảm từ mức 3,6% đưa ra hồi tháng 4 xuống còn 2,9% do tác động của chính sách tiền tệ bị thắt chặt.
Theo IMF, kinh tế Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng 2,3% trong năm 2022 và 1% năm 2023. Kể từ tháng 4, IMF đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ do nhu cầu giảm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
IMF cũng giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,3% từ mức 4,4% đưa ra hồi tháng 4, do dịch COVID-19 bùng phát dẫn tới nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc áp đặt phong tỏa, khiến hoạt động sản xuất và làm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới trở nên trầm trọng hơn.
Với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), IMF đã giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 từ 2,8% đưa ra hồi tháng 4 xuống 2,6% do lạm phát gia tăng bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, kinh tế Nga được IMF dự báo sẽ giảm khoảng 6% trong năm 2022 do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và kinh tế nước này giảm thêm 3,5% vào năm 2023.
Về lạm phát, IMF dự báo tỉ lệ lạm phát trong năm 2022 ở các nền kinh tế phát triển sẽ lên tới 6,6%, tăng so với mức dự đoán 5,7% đưa ra hồi tháng 4. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây. Còn tỉ lệ lạm phát ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển hiện được dự báo lên tới 9,5% năm 2022, tăng so với mức dự báo 8,7% IMF đưa ra hồi tháng 4.
IMF cũng cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine đang trở thành hiện thực, điều này có thể đẩy nền kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái.
Ông Pierre-Olivier Gourinchas, Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF nêu ra 3 lý do chính cho sự sụt giảm này. Thứ nhất, cuộc chiến Ukraine - Nga đang làm tăng giá năng lượng và hàng hóa trên thế giới, dẫn đến sản lượng ít hơn và lạm phát nhiều hơn. Lạm phát cao hơn ở hầu hết các quốc gia và dự kiến sẽ còn kéo dài. Thứ hai là sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc với việc đóng cửa thường xuyên hơn do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, áp lực giá cả gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới khiến các ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt kiểm soát chính sách tiền tệ.
"Cuộc xung đột tại Ukraine là diễn biến mới nhất trong chuỗi cú sốc nguồn cung đã làm nền kinh tế toàn cầu điêu đứng trong những năm gần đây. Giống như sóng địa chấn, ảnh hưởng của nó sẽ lan truyền sâu rộng thông qua thị trường hàng hóa, liên kết thương mại và tài chính", ông Pierre Olivier Gourinchas nhấn mạnh.

Doanh nghiệp sẽ phá sản nếu không nới room tín dụng
15/08/2022, 16:06
Năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô đóng góp 5% GRDP của TP
15/08/2022, 09:11
Kinh tế Việt Nam triển vọng tích cực
15/08/2022, 07:20
Hoàn thiện cơ chế phát triển bền vững kinh tế biển
13/08/2022, 06:51
Nguồn cung căn hộ chung cư tại Hà Nội vì sao 'tắc'?
12/08/2022, 21:19
Linh hoạt quỹ đất phát triển nhà ở xã hội
12/08/2022, 07:48
Vướng nhiều rào cản, doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%
11/08/2022, 19:07
Giảm thêm gần 1.000 đồng, giá xăng về mốc 23.000 đồng/lít
11/08/2022, 14:52Hà Nội: Khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu sản phẩm OCOP năm 2022
Sáng 10/8, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội.
Hà Nội - Viêng Chăn hợp tác cùng phát triển kinh tế
Ngày 10/8, TP Hà Nội tổ chức chuỗi sự kiện gồm: Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, với chủ đề ''Hà Nội - Viêng Chăn, Hợp tác cùng phát triển''; Không gian triển lãm ảnh và trưng bày, giới thiệu sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn.
TS Lê Đăng Doanh: Đáng lo ngại khi các doanh nghiệp tư nhân lớn chi dưới 1% cho R&D
Nhận định về khả năng tự phát triển thông qua đầu tư R&D (nghiên cứu và phát triển) cực kỳ thấp của nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500), TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc các doanh nghiệp (DN) chi dưới 1% cho R&D là điều thực sự đáng lo ngại.
Đi tìm nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, thành phố hiện có khoảng 3 triệu người nhập cư, chủ yếu là công nhân lao động phần lớn có nhu cầu muốn mua, thuê nhà ở xã hội, hoặc phòng trọ làm nơi ở ổn định để làm việc.
Miễn giảm, gia hạn hơn 89 nghìn tỷ đồng thuế, lệ phí cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong 7 tháng
Tính đến hết tháng 7/2022, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ước khoảng 89,2 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền thuế gia hạn khoảng 43 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm thuế, phí, lệ phí khoảng 46,2 nghìn tỷ đồng.
Thị trường BĐS càng khan hàng, nguồn cung mới càng 'đắt giá'
Thị trường bất động sản Hà Nội đang đối diện với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là chung cư khiến cho một số dự án bung hàng vào lúc này luôn trong tình trạng được săn đón và cháy hàng.
Giảm 10% thuế nhập khẩu xăng: Không giúp thị trường trong nước 'hạ nhiệt'
Theo ông Trịnh Quang Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10% “sẽ không có tác động đến việc giảm giá xăng dầu trong nước".
Cần xây dựng chuỗi cung ứng do doanh nghiệp Việt dẫn đầu
Việc liên kết giữa doanh nghiệp (DN) Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để DN nội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trên thực tế, dù đã có nhiều cố gắng và triển khai không ít các hoạt động kết nối nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.
Những điều quan trọng cần lưu ý để kiểm tra kỹ khi mua căn hộ cũ
Hiện nay, khách hàng và các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến các dự án mới mở bán chứ không mấy mặn mà đến các chung cư hiện hữu, đã qua sử dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích của người mua để đưa ra quyết định có nên mua chung cư cũ không.