Thứ hai, 06/01/2020, 09:31 AM
  • Click để copy

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đi vớt rong biển

Nhờ vớt rong biển, có người thu nhập tới cả triệu bạc mỗi ngày.

kiem-tien-trieu-moi-ngay-nho-di-vot-rong-bien
Cheo leo vách đá hái mứt rong biển

Mùa này, rong biển trên những rạn đá ven biển Nam Ô, hay Sơn Trà (Đà Nẵng) đang nở rộ. Rong mứt ở đây vẫn được người dân coi là tinh túy của đất trời, sinh ra trong điều kiện khắc nghiệp nhất, được những người ngư dân quanh năm ăn sóng, nói gió chế biến nên.

Cứ thế hàng năm, từ khoảng đầu tháng 11 đến giữa tháng chạp âm lịch cũng là lúc loài “lộc biển” để chế biến rong mứt này bắt đầu sinh sôi nảy nở. Anh Trương Văn Tài là người lâu năm làm rong mứt cho biết: “Trong điều kiên thời tiết thích hợp nhất chỉ từ mươi ngày đến nửa tháng mứt có thể dài ra từ 3-4 tấc, đen nhánh như tóc. Đấy là thành phẩm loại ngon nhất để xuất khẩu cho các nước phương tây hay khách du lịch với giá rất cao!”.

kiem-tien-trieu-moi-ngay-nho-di-vot-rong-bien
Rong biển là loại thực phẩm có giá trị cao

Rong mứt được những người ngư dân ở đây chia làm hai loại. loại to bản bè ra thường được gọi là mứt lá, còn một loại mảnh mai dài ra như những sợi tóc thường gọi là mứt tóc. Trong hai loại  mứt thì mứt lá là loại được ưa dùng và có giá trị cao hơn.

Anh Tài cho biết rong mứt có giá trị rất cao, mứt tươi được thu mua tại chỗ với giá từ rất cao từ 300.000đ/kg, mức khô có giá khoảng 2.500.000đ/kg.

kiem-tien-trieu-moi-ngay-nho-di-vot-rong-bien
Rong biển được mang về phơi khô

 Cũng chính từ đây xuất hiện những gia đình làm rong mứt chuyên nghiệp hơn. Vừa thu nhặt rong mứt trên biển, mang về và chế biến thành sản phẩm.  Những người giỏi có thể kiếm từ 1,5-2 triệu đồng sau chưa đầy hai tiếng khai thác rong mứt. Có người cao điểm một tháng có thể “trúng” có thể kiếm từ 30 đến 45 triệu, một mức thu nhập khiến nhiều người phải giật mình. Những người già, trẻ nhỏ một ngày cũng có thể kiếm từ năm đến bảy trăm ngàn một ngày.

kiem-tien-trieu-moi-ngay-nho-di-vot-rong-bien
Nhiều người hái rong mứt phải đi từ sáng sớm

Đồ nghề của những người đi hái rong mứt thường là một cái gùi tre, một cái cảu (như cái rổ) đan bằng tre sâu bụng hẹp miệng và 5 đến 6 cái “dũm” thường được làm từ sắt tây cắt hình tròn tận dụng từ thùng phuy đựng xăng dầu, có đường kính khoảng 10 cm vừa tay cầm để cạo mứt. Khi trèo lên các vách đá để "hái" mứt biển vào sáng sớm phải mặc  mặc áo quần bó chặt cơ thể, đầu đội mũ trùm kín chống lại với giá rét, sương sớm của biển.

Trong khi các vách đá thường trơn trượt, người đi hái mứt phải mang những đôi dép có độ bám, mang gang tay bảo hộ hạn chế trầy xước khi cạo mứt biển. Nghe có vẻ đơn giản, không mấy nặng nhọc nhưng cái nghề “ăn” mứt này lại vô cùng nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể gây hại đến tính mạng.

Hiện nay, mứt không chỉ còn là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người dân Nam Ô nữa. Mứt đã trở thành một món chay không thể thiếu trong bữa cơm chay của những người theo đạo phật ở Đà Nẵng, xuất hiện trong các nhà hang sang trọng ở Sài Gòn, Hà Nội, hay tận bên Trung Quốc, Nhật Bản xa xôi. Đặc biệt hơn thì mứt là món ăn rất phù hợp với những người ăn chay trường vì nó giàu chất dinh dưỡng.

 

Nộp phạt lên tới 40 triệu đồng nếu không thổi nồng độ cồn

Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

 

Cảnh sát quận 'tuýt còi' công an huyện vì lên thành phố đi ngược chiều

Chiến sĩ công an huyện Tiên Lãng đi ngược chiều lý giải, do lâu ngày không lên thành phố nên không biết đường Đinh Tiên Hoàng đã đảo chiều.