Kiên Giang: Nhiều dự án đầu tư công chậm vì vướng giải phóng mặt bằng, thiếu vật liệu
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cho biết, hiện nay nhiều dự án trọng điểm bị vướng trong công tác giải phóng mặt bằng, khan hiếm vật liệu xây dựng gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các gói thầu.
Năm 2023, kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh được phân bổ hơn 6.241 tỷ đồng, tăng 660 tỷ đồng so với Quyết định Thủ tướng Chính phủ, đến nay UBND tỉnh đã giao chi tiết vốn đạt 100% kế hoạch Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra.
Đến ngày 19-6-2023, giá trị giải ngân 1.508 tỷ đồng, đạt 24,17% kế hoạch, trong đó, nguồn vốn do các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quản lý chiếm 44,85% kế hoạch; nguồn vốn do cấp huyện, thành phố quản lý chiếm 55,15% kế hoạch.
Ước thực hiện đến 30-6-2023, giá trị giải ngân hơn 2.291 tỷ đồng, đạt 36,72% so với kế hoạch (cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 2,53%). Trong 6 tháng đầu năm, ước giải ngân nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết khá cao (đạt 45,75% kế hoạch vốn), tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất rất khả quan (ước đạt 38,95% kế hoạch vốn).
Đến nay, một số địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 40% kế hoạch vốn như: Sở Văn hóa thể thao, Sở Y tế, Công an tỉnh, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, huyện Tân Hiệp, huyện An Minh.
Theo ông Huỳnh Xuân Vũ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay là các dự án chuyển tiếp sang năm 2023 vướng giải phóng mặt bằng tiếp tục kéo dài, đa số là các dự án giao thông làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, trong đó đáng lưu ý là các dự án sử dụng nguồn vốn Trung ương; các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội triển khai thực hiện chậm. Ngoài ra, việc khan hiếm, vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh như: Đá, cát xây dựng… gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các gói thầu.
Để công tác giải ngân vốn đầu tư công đạt hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố tập trung thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh về thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cơ quan, đơn vị mình, là cơ sở để xem xét, đánh giá cán bộ năm 2023. Ngoài ra, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu chịu trách nhiệm chính về chỉ tiêu giải ngân 100% vốn được giao của ngành và địa phương mình trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, các Ban quản lý dự án, chủ đầu tư khẩn trương rà soát, xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết 6 tháng còn lại và từng tháng cụ thể của từng dự án, công trình để thực hiện, giám sát; các chủ đầu tư chưa có tỷ lệ giải ngân hoặc tỷ lệ giải ngân thấp (dưới 40%) khẩn trương họp Ban Giám đốc, Thường trực UBND để xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và phân công Lãnh đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc từng dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công; các đơn vị có tỷ lệ giải ngân trên 40%, tiếp tục theo dõi sát tiến độ từng dự án để rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa công trình nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng, giúp phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nhàn nhận định, công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng nhất, do đó, UBND các huyện, thành phố khẩn trương, đôn đốc, sớm triển khai hoàn thành phương án giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân trong khu vực dự án sớm di dời, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai dự án đảm bảo tiến độ. Nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền phải chủ động phối hợp với chủ đầu tư báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho ý kiến xử lý; chủ động tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc về các cơ chế, chính sách áp dụng giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm.
Ngoài ra, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia và Chương trình phục hồi kinh tế tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục lựa chọn nhà thầu và thực hiện giải ngân, nhất là vốn phục hồi kinh tế, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu không thực hiện giải ngân hết trong năm 2023.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm gồm: Đường ven biển Rạch Giá - Hòn Đất - Kiên Lương và đường 3/2 nối dài xuống Châu Thành; Cảng Rạch Giá, Bệnh viện Ung Bướu, Trung tâm y tế huyện Giang Thành...
VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
14/11/2024, 16:52Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
13/11/2024, 16:08Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
13/11/2024, 16:07Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
13/11/2024, 16:06Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
12/11/2024, 20:36Hợp tác đưa nông sản vươn xa
12/11/2024, 20:36Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
12/11/2024, 20:36Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; áp dụng những cách làm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
HTX tiêu biểu trên cao nguyên Mộc Châu
Đổi mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, HTX Nông nghiệp Quyết Thanh đang là đơn vị tiêu biểu trong trồng cây ăn quả và chế biến nâng cao giá trị nông sản, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm OCOP trên vùng đất cao nguyên.
Xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
Huyện Sốp Cộp đang phát huy lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững.
Tiếp sức cho hợp tác xã phát triển
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) triển khai Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” tại tỉnh Sơn La, tạo cơ hội phát triển cho các HTX, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), huyện Thuận Châu đã có nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới khẳng định được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh và vươn xa tới các thị trường.
BRG Golf Hanoi Festival 2024 khép lại thành công khi mang tới trải nghiệm đáng nhớ cho gôn thủ
Sau hai ngày tranh tài, sự kiện thường niên BRG Golf Hanoi Festival 2024 đã khép lại vào tối ngày 10/11 tại sân gôn Legend Hill Country Club, giải đấu để lại nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu đậm trong lòng hơn 140 gôn thủ trong nước và quốc tế
Ưu đãi hấp dẫn, ngại gì không bay Business và SkyBoss cùng Vietjet!
Vietjet dành tặng hành khách cơ hội vàng tận hưởng trải nghiệm bay thư thái, đẳng cấp khi mua vé Business và Sky Boss với ưu đãi hấp dẫn giảm 20% giá vé (*).
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh.