Kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng mạnh mẽ
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có.
Chiều 17/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023".
Cùng chủ trì sự kiện quan trọng này có các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu đề dẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, Diễn đàn lần này được tổ chức trong thời điểm chuẩn bị bước sang năm 2023, là năm thứ ba Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021–2025; là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển đất nước đã đề ra cho cả giai đoạn 2021-2025 và 2021-2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, thế giới đang đứng trước những thách thức lớn bởi tác động nhiều chiều. Trong bối cảnh đó, năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có.
Sau thời gian 2 năm 2020-2021 tập trung thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế", năm 2022 vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện; các cân đối lớn luôn được đảm bảo, nền tảng vĩ mô ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, bất ổn, nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng.
Theo đó, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 8,6%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,9%; tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2022 tăng tới 17,5%...
Năm 2022, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, củng cố năng lực phục hồi cho doanh nghiệp, trong đó có các chính sách miễn giảm thuế, phí... tuy nhiên tổng thu ngân sách đến hết tháng 11/2022 đã vượt 16,1% dự toán và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
"Những chỉ số này cho thấy tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, khu vực doanh nghiệp đã phản ứng hiệu quả trước các cơ hội mở ra sau đại dịch và nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh cho thấy niềm tin vững chắc của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng kinh tế Việt Nam trong những năm tới", Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định.
Việc kinh tế Việt Nam năm 2022 không bị suy thoái trong đại dịch và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định được nội lực và khả năng chống chịu khá tốt của nền kinh tế. Những kết quả này có được là nhờ những chủ trương lãnh đạo đúng đắn và xuyên suốt của Đảng về ưu tiên củng cố các nền tảng vĩ mô trong quá trình phát triển, chủ động tích cực hội nhập đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa hợp tác, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; sự đồng hành của Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hành chủ động, sáng tạo, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Những thành tựu đạt được nêu trên là kết quả của quá trình kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hợp tác cùng phát triển; tranh thủ ngoại lực, phát huy tối đa nội lực, liên tục củng cố các nền tảng vĩ mô và năng lực sản xuất nội địa; chủ động, linh hoạt trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh: Kinh tế Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19 và phục hồi ngoạn mục cũng khẳng định chủ trương nhất quan của Đảng ta luôn ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn lên hàng đầu trong suốt quá trình phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các kết quả này cũng phản ánh sự phối hợp, hỗ trợ, ủng hộ chân tình của bạn bè quốc tế; sự hợp tác thực chất, hiệu quả của các đối tác kinh tế, thương mại-đầu tư và sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước.
"Kinh tế Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19 và phục hồi ngoạn mục cũng khẳng định chủ trương nhất quan của Đảng ta luôn ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn lên hàng đầu trong suốt quá trình phát triển", đồng chí Trần Tuấn Anh nói.
Bên cạnh những kết quả khả quan trong năm 2022, nền kinh tế nước ta cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức cần có những quyết sách đúng đắn kịp thời để đảm bảo phục hồi vững chắc trên nền tảng tích cực đã được tích lũy trong những năm qua và tạo bước phát triển bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra những khó khăn thách thức lớn đặt ra, thậm chí lớn hơn trước mà nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt để kịp thời có những quyết sách, phương án ứng phó là những tiền đề quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn trong những năm tới.
Theo đó, sự suy yếu nhanh chóng của tổng cầu thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp lên các đơn hàng sản xuất trong nước. Bối cảnh tình hình thế giới và khu vực năm 2023 cũng được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn khi phải cùng lúc đối mặt với 2 vấn đề rất khó giải quyết đó là suy giảm kinh tế đi liền với lạm phát tăng cao.
Những bất cập, hạn chế từ nội tại của nền kinh tế cùng với bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi, có nhiều vấn đề mới phát sinh chưa có tiền lệ... đang đặt ra thách thức gay gắt đối với ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng và các vấn đề an sinh xã hội trong nước; tác động trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển cả trước mắt và dài hạn.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nhận diện đúng các cơ hội, những khó khăn thách thức và đề xuất các chủ trương, chính sách thích ứng phù hợp là điều kiện cần để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội XIII cũng như các Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị các vị đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, đại diện các bộ, ngành, địa phương, tập trung thảo luận, làm rõ một số nội dung trọng tâm sau:
Một là, tập trung vào phân tích, đánh giá làm rõ bối cảnh và các xu hướng lớn của thế giới và khu vực; làm rõ thêm xu hướng mất cân đối toàn cầu hiện nay đang đặt ra những cơ hội và thách thức gì cho kinh tế Việt Nam năm 2023 và những năm tới.
Hai là, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách thức vượt qua những thách thức lớn mà các nền kinh tế hiện nay đang cùng phải đối mặt, đặc biệt là từ xu hướng kép vừa suy thoái vừa lạm phát cao đang diễn ra ở nhiều nền kinh tế...
Ba là, tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ thực chất những yếu tố căn bản nào đang đe dọa các nền tảng vĩ mô của kinh tế Việt Nam, những nguy cơ nào đối với các cân đối lớn của nền kinh tế; những nền tảng và sức mạnh nội tại cần phải phát huy, những dư địa chính sách và nguồn lực cần được khai thác, phát huy để phục vụ cho phát triển của 2023 và những năm tiếp theo; đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận, phân tích những hạn chế, yếu kém, những điểm nghẽn chủ yếu trong phát triển.
Bốn là, dự báo các kịch bản phát triển, đưa ra những khuyến nghị, đề xuất về chủ trương, chính sách hoặc các biện pháp cụ thể để chủ động ứng phó, xử lý hiệu quả các vấn đề đang đặt ra đối với Việt Nam cả trong trước mắt 2023 và trong những năm tiếp theo.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân, cùng với sự tin tưởng, ủng hộ, hợp tác có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ vượt qua thách thức, tiếp tục có bước phát triển vững chắc trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Cùng chủ đề
Kinh tế nửa đầu năm 2024 phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch đề ra
WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng
Chuyên gia nói gì về đề xuất thu phí bảo vệ môi trường với khí thải của Bộ Tài chính?
Các tổ chức quốc tế dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại

Vietjet khai trương các đường bay mới đến Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng
01/06/2025, 15:22
THACO AUTO xuất khẩu xe bus cao cấp Mercedes-Benz sang Thái Lan
30/05/2025, 17:49
Đại hội cổ đông Vietjet 2025: Mở rộng mạng bay là sứ mệnh
30/05/2025, 17:38
Cập nhật lãi suất ngân hàng ngày 29/5: Xu hướng tăng nhẹ
29/05/2025, 14:07
Cổ phiếu ngân hàng “dậy sóng” trước kế hoạch chuyển sàn
29/05/2025, 14:05
THACO đề xuất đầu tư 61 tỷ USD cho Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
27/05/2025, 14:28Việt Nam sẽ xuất khẩu điện sạch sang Malaysia, Singapore
Các bên sẽ cùng nghiên cứu tính khả thi của việc xuất khẩu điện sạch từ Việt Nam sang Malaysia và Singapore thông qua tuyến cáp ngầm.
Vietjet đặt hàng 20 máy bay thân rộng A330neo cho kế hoạch tương lai
Vietjet, hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam, vừa đặt mua đơn hàng mới với Airbus cho 20 máy bay thân rộng A330-900, phục vụ cho kế hoạch phát triển thời kỳ mới của hãng hàng không trong thập kỷ tới.
Giá vàng trong nước lao dốc mạnh
Sáng 26/5, giá vàng miếng bất ngờ giảm sâu tới 2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng ở chiều bán ra, bất chấp giá vàng thế giới gần như đi ngang.
Lãi suất ngân hàng 26/5: Cạnh tranh tăng cao, ưu đãi hấp dẫn
Mặt bằng lãi suất ngân hàng 26/5 ổn định, nhiều ưu đãi hấp dẫn từ các ngân hàng thương mại, đặc biệt qua kênh gửi tiết kiệm trực tuyến.
Giá cà phê ngày 25/5: Ổn định quanh 122.500 đồng/kg, sau đợt giảm
Giá cà phê hôm nay 25/5/2025 tại Tây Nguyên giữ ổn định quanh 122.000 – 122.500 đồng/kg sau cú giảm mạnh. Sàn Robusta phục hồi nhẹ, giao dịch thận trọng.Sau phiên điều chỉnh giảm sâu hôm 24/5, giá cà phê trong nước được ghi nhận ổn định trong sáng 25/5, dao động từ 122.000 – 122.500 đồng/kg. Giới kinh doanh đang theo dõi sát diễn biến nguồn cung và thị trường quốc tế. ________________________________________ Giá cà phê trong nước giữ mức thấp Theo khảo sát sáng 25/5, giá cà phê nhân xô tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục ổn định ở mức thấp sau khi giảm mạnh vào phiên trước. Cụ thể: Lâm Đồng: 122.000 đồng/kg Gia Lai: 122.500 đồng/kg Advertisements X Đắk Lắk: 122.500 đồng/kg Đắk Nông: 122.500 đồng/kg So với mức đỉnh hơn 125.000 đồng/kg hồi giữa tuần, giá cà phê hiện đã giảm khoảng 2.500 – 3.300 đồng/kg, ghi nhận là mức điều chỉnh sâu nhất trong vòng một tháng. Một số thương nhân tại Đắk Lắk nhận định, sau đợt chốt lời mạnh từ cả bên thu mua và người trồng, thị trường cà phê đang bước vào trạng thái “giằng co” với tâm lý thận trọng. Dự kiến, giá sẽ còn dao động trong biên độ hẹp trong vài phiên tới nếu không có biến động lớn từ thị trường thế giới. ________________________________________ Sàn Robusta phục hồi nhẹ Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/5, sàn London ghi nhận giá cà phê Robusta tăng nhẹ trở lại sau phiên giảm sâu trước đó. Cụ thể: Hợp đồng giao tháng 7/2025 tăng 3 USD, lên 4.790 USD/tấn Tháng 9/2025 đạt 4.786 USD/tấn Tháng 11/2025 chốt ở 4.760 USD/tấn Tháng 1/2026 đạt 4.694 USD/tấn Đà tăng nhẹ này đến từ động thái điều chỉnh kỹ thuật, khi lực bán ra suy giảm sau phiên giảm mạnh trước đó. Ngoài ra, đồng real Brazil tăng giá trở lại so với USD, khiến nông dân nước này giảm bán cà phê ra thị trường xuất khẩu, qua đó hỗ trợ giá Robusta phục hồi. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng dư cung nếu Brazil vào chính vụ thu hoạch và nguồn hàng từ Việt Nam ổn định hơn trong thời gian tới. ________________________________________ Thị trường trong giai đoạn giằng co Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM cho biết, hiện tượng giá cà phê lao dốc rồi giữ ở mức thấp trong vài ngày gần đây chủ yếu do hoạt động bán ra của các đại lý nội địa và một số doanh nghiệp cần cân đối dòng tiền cuối tháng. Trong khi đó, nông dân tại các vùng trồng cà phê trọng điểm như Đắk Lắk và Gia Lai đã bán ra một lượng lớn khi giá lên trên 125.000 đồng/kg, dẫn đến nguồn cung hiện tại không quá dồi dào. Điều này có thể là yếu tố giúp giá không giảm thêm sâu. Các chuyên gia cho rằng, thị trường cà phê đang chịu ảnh hưởng đồng thời từ yếu tố nội địa (nguồn hàng ít, tâm lý nông dân găm hàng) và yếu tố quốc tế (USD mạnh lên, thị trường hàng hóa toàn cầu điều chỉnh). Trong ngắn hạn, giá có thể chưa phục hồi mạnh trở lại, nhưng cũng khó giảm thêm sâu do sức mua vẫn hiện diện. ________________________________________ Dự báo giá cà phê sẽ duy trì mức hiện tại Trong những ngày tới, nếu sàn London giữ được xu hướng ổn định và không có biến động từ thị trường tài chính quốc tế, giá cà phê trong nước được dự báo sẽ tiếp tục dao động quanh mức 122.000 – 123.000 đồng/kg. Tuy vậy, thị trường vẫn cần theo dõi diễn biến thu hoạch tại Brazil, thời tiết tại Tây Nguyên và mức tồn kho đạt chuẩn tại các cảng châu Âu – những yếu tố có thể tác động lớn đến hướng đi của giá cà phê trong tháng 6.
Lãi suất ngân hàng 23/5: Ngắn hạn giảm, dài hạn giữ ổn định
Lãi suất ngân hàng ngày 23/5 tiếp tục giảm ở kỳ hạn ngắn, trong khi kỳ hạn dài giữ ổn định. Người dân vẫn đẩy mạnh gửi tiết kiệm bất chấp lãi thấp.
Thị trường nhà đất phục hồi, nhưng vẫn thiếu nhà giá rẻ
Thị trường bất động sản Việt Nam phục hồi rõ nét trong năm 2024 nhờ khung pháp lý mới, niềm tin được khôi phục và nguồn cung tăng mạnh ở phân khúc cao cấp.
Việt Nam và Mỹ thúc đẩy thương mại và hợp tác năng lượng hạt nhân
Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán thương mại song phương phiên thứ hai tại Washington D.C; đồng thời thúc đẩy hợp tác điện hạt nhân với Tập đoàn Westinghouse.
Cùng thiếu nhi viết tiếp hành trình 'Cháu ngoan Bác Hồ', tiến vào kỷ nguyên mới
Với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới”, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Toàn quốc lần thứ X là hành trình đáng nhớ của 500 gương mặt thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Đồng hành xuyên suốt 3 ngày của đại hội, Vinamilk - thương hiệu quốc gia gắn liền với trẻ em Việt Nam - đã mang đến niềm vui và tiếp thêm năng lượng cho các em với các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100% và sữa chua uống Susu.