Thứ bảy, 03/12/2022, 07:16 AM
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đầy sóng gió - Bài 1: Kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi mạnh mẽ

Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn của kinh tế thế giới nhưng kinh tế đấy nước vẫn đang phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022. Sự phục hồi ấn tượng của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là “đáng kinh ngạc”.

Suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được dự báo thấp hơn từ 0,5 đến 1,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đây. Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại; gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; lạm phát cao và các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh…

Bình quân giai đoạn 2015-2019, kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng 3,2%. Tuy nhiên, sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine, bình quân ba năm 2020-2022, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo đạt khoảng từ 1,6% đến 1,8%, giảm một nửa so với bình quân của giai đoạn trước.

Tăng trưởng kinh tế TP HCM cũng đầy biến động trong năm 2022.

Tăng trưởng kinh tế TP HCM cũng đầy biến động trong năm 2022.

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 giảm 3,3%; năm 2021 tăng 5,8% và dự báo cho năm 2022 tăng từ 2,4% đến 3,2%. Bên cạnh đó, báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển kinh tế tháng 9/2022 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của một số nền kinh tế lớn so với dự báo đưa ra trong tháng 4/2022. Cụ thể, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ giảm từ 3,9% xuống còn 1,6%, khu vực đồng Euro giảm từ 3,3% xuống 2,5%; Nhật Bản giảm từ 2,7% xuống 1,4%; Trung Quốc giảm từ 5,0% xuống còn 3,3%.

Theo báo cáo “Liệu cuộc suy thoái toàn cầu sắp xảy ra” của Ngân hàng thế giới (WB) phát hành vào tháng 9/2022, hơn 90% các nền kinh tế phát triển, 80% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đều bị hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2022 và 2023.

 Mặc dù những dự báo này không chỉ ra một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2022-2023, nhưng theo kinh nghiệm từ những cuộc suy thoái trước đó, có ít nhất hai nhân tố cảnh báo suy thoái sẽ diễn ra. Đó là: Tăng trưởng toàn cầu suy yếu đáng kể trong năm trước; tất cả các cuộc suy thoái toàn cầu trước đây đều trùng khớp với sự suy thoái mạnh hoặc suy thoái hoàn toàn ở một số nền kinh tế lớn. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 7/2022 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu khi rủi ro làm suy giảm khả năng tăng trưởng. Sự phục hồi của năm 2021 bị che mờ bởi những diễn biến ngày càng ảm đạm trong năm 2022. Kết quả hoạt động kinh tế tốt hơn dự kiến trong quý I/2022, nhưng GDP thế giới đã giảm trong quý II/2022 do giảm tăng trưởng của Trung Quốc và một số nền kinh tế phát triển.

Rủi ro làm giảm tăng trưởng được đề cập trong Triển vọng kinh tế thế giới tháng 7/2022 đang thành hiện thực, với lạm phát cao trên toàn thế giới, nhất là ở Mỹ và các nền kinh tế lớn của châu Âu làm cho điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt mạnh mẽ. Tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại rõ rệt, phản ánh tác động tiêu cực từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột tại Ukraine. Dự báo được IMF đưa ra vào tháng 7/2022 cho thấy lạm phát toàn cầu năm 2022 sẽ ở mức cao (khoảng 8,3%), sang năm 2023 nhiều khả năng lạm phát sẽ thấp hơn nhưng vẫn khá cao (khoảng 5,7%).

Trong sự thăng trầm của kinh tế thế giới, năm nay, một số quốc gia được dự báo tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá so với năm 2021 như: Ấn Độ dự báo tăng trưởng khoảng 7,4%; Philippines tăng trưởng khoảng 6,5%; Malaysia tăng trưởng khoảng 6,0%; Indonesia khoảng 5,4%.

Kinh tế Việt Nam đang đối mặt nhiều lực cản.

Kinh tế Việt Nam đang đối mặt nhiều lực cản.

Trong khu vực Đông Nam Á, ADB nhận định tăng trưởng năm 2022 của Indonesia đạt 5,4% (tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2022), Philippines đạt 6,5% (tăng 0,5 điểm phần trăm), Thái Lan đạt 2,9% (giảm 0,1 điểm phần trăm), Singapore đạt 3,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm), Malaysia đạt 6,0% (không thay đổi so với dự báo trước đó). Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo chỉ đạt khoảng 3% do chính sách Zero-Covid và chịu tác động bất lợi của kinh tế thế giới.

Thách thức đối với kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức sau gần ba năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực do xung đột và vấn đề địa chính trị trên thế giới. Dự báo và đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế và kết quả tăng trưởng kinh tế chín tháng qua của nước ta đã cho thấy rõ điều đó.

Giai đoạn 2015-2019, kinh tế của Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá, bình quân mỗi năm tăng 7,09% nhưng năm 2020 và năm 2021 chỉ đạt mức 2,87% và 2,56% do tác động của dịch Covid-19. Bước sang năm 2022, kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, chín tháng đầu năm tăng trưởng GDP đạt 8,83%; dự kiến cả năm đạt từ 7,5% đến 8,0%, vượt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Tuy nhiên, mức tăng trưởng bình quân ba năm (2020-2022) chỉ đạt từ 4,28% đến 4,45%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của 5 năm trước đó.

Từ nay đến cuối năm, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6,5% đến 7% đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, bình quân tăng trưởng những năm còn lại phải đạt khoảng 7,4%-7,5%. Đây là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài.

Kinh tế thế giới năm 2023 được hầu hết các Tổ chức quốc tế dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; tình trạng lạm phát cao tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia; cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột Nga-Ukraine và việc điều chỉnh chính sách của các nước lớn tiềm ẩn rủi ro đến ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và các vấn đề địa chính trị khu vực, toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… có chiều hướng diễn biến phức tạp, trái quy luật, khó dự báo hơn. Đối với Việt Nam, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới khi nước ta sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng.

Theo ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI, nền kinh tế quốc gia đang phục hồi mạnh mẽ nhưng trong đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề như số lượng doanh nghiệp đông nhưng tiềm lực, sức chống chịu những ảnh hưởng tiêu cực còn thấp. Số lượng doanh nghiệp phát triển có tính bền vững còn ít. Điều này phản ánh khu vực doanh nghiệp vẫn còn chịu tổn thương nghiêm trọng trước những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước.

Năm 2023 sẽ có nhiều thách thức từ kinh tế trong nước cũng như quốc tế. Trong bối cảnh khó khăn đó, doanh nghiệp Việt cần nỗ lực, chủ động hơn để phát triển bền vững. Trước khó khăn, thách thức của kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần khai thác tối đa nội lực, huy động và thu hút làn sóng đầu tư, tận dụng mọi cơ hội tham gia sâu, rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu để tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của đất nước trên tầm cao mới.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm cây xăng nếu không áp dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm cây xăng nếu không áp dụng hóa đơn điện tử

22/11/2023 09:57

Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để giám sát chặt chẽ, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.

Dự báo giá điện tăng thêm 4,5% có thể khiến ngành thép mất 23% lợi nhuận

Dự báo giá điện tăng thêm 4,5% có thể khiến ngành thép mất 23% lợi nhuận

20/11/2023 11:47

Trong báo cáo mới cập nhật, Mirae Asset cho rằng một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, thép và giấy.

Giá xăng dầu hôm nay (17/11): Dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng

Giá xăng dầu hôm nay (17/11): Dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng

18/11/2023 06:34

Giá dầu thế giới hôm nay (17/11) giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tháng khi các nhà đầu tư lo lắng về nhu cầu dầu toàn cầu sau số liệu yếu kém từ Mỹ và châu Á.

Tin tức kinh tế ngày 15/11: Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực

Tin tức kinh tế ngày 15/11: Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực

16/11/2023 09:10

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực; Việt Nam là nước xuất khẩu quế số 1 thế giới; Việt Nam thuộc nhóm 5 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào Walmart… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 15/11.

Dùng 76 tài khoản thao túng chứng khoán, 1 cá nhân bị xử phạt 1,5 tỷ đồng

Dùng 76 tài khoản thao túng chứng khoán, 1 cá nhân bị xử phạt 1,5 tỷ đồng

13/11/2023 15:07

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt 1 cá nhân 1,5 tỷ đồng và cấm giao dịch trong 2 năm vì hành vi thao túng chứng khoán.

Thị trường nội địa là bệ đỡ cho doanh nghiệp.

Thị trường nội địa là bệ đỡ cho doanh nghiệp.

12/11/2023 07:42

Quay lại mở rộng thị trường trong nước đang là một hướng đi của các DN sản xuất, xuất khẩu.

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương từ ngày 13/11

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương từ ngày 13/11

12/11/2023 07:42

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa có quyết định về việc chuyển cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (SJF - sàn HOSE) từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 13/11/2023. Nguyên nhân do công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Dự án lấp vùng đệm Vịnh Hạ Long: Bộ TN&MT đề nghị làm rõ đánh giá tác động môi trường

Dự án lấp vùng đệm Vịnh Hạ Long: Bộ TN&MT đề nghị làm rõ đánh giá tác động môi trường

12/11/2023 07:41

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét kỹ lưỡng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của dự án khu đô thị 10B.

Làm sao để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ mà không thao túng tiền tệ?

Làm sao để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ mà không thao túng tiền tệ?

09/11/2023 22:05

Đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ là điều cần thiết để thúc đẩy ngoại thương của Việt Nam. Nhưng chúng ta cần có chính sách điều chỉnh tỷ giá phù hợp, tránh lọt vào danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ.