Lưu lượng nước đổ về các hồ thủy điện miền Bắc đã tăng trở lại
Theo Bộ Công Thương, đến nay, tổng lưu lượng nước về các hồ thủy điện lớn miền Bắc tăng 28% so với lưu lượng nước về ngày 11/6/2023.
Lượng nước tăng 28%
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, đến nay, tổng lưu lượng nước về các hồ thủy điện lớn miền Bắc tăng 28% so với lưu lượng nước về ngày 11/6/2023, chủ yếu về các hồ Hòa Bình và Lai Châu.
Theo đánh giá của Cục Điều tiết Điện lực, lưu lượng nước có phần cải thiện, trong thời gian vừa qua do hạn chế huy động các nhà máy thủy điện lớn đa mục tiêu (ngoại trừ Nhà máy thủy điện Hòa Bình) để dự phòng các ngày nắng nóng sắp tới nên mực nước các hồ thủy điện đa mục tiêu đều đã trên mực nước chết tuy nhiên chưa nhiều, nếu tính tổng công suất không huy động được từ thủy điện vào khoảng 5.000 MW.
Hiện, tổng công suất nguồn lớn nhất miền Bắc đạt 18.580 MW, trong đó công suất lớn nhất của thủy điện là 3.800 MW.

Lưu lượng nước đổ về các hồ thủy điện miền Bắc đã tăng trở lại.
Ngày 12/6, mực nước các hồ thủy điện đã trên mực nước chết, đặc biệt hồ Hòa Bình cao hơn mực nước chết 22,8m, hồ Lai Châu là 6,9 m.
Tổng lưu lượng nước về các hồ thủy điện lớn miền Bắc tăng 28% so với lưu lượng nước về ngày 11/6/2023, chủ yếu về các hồ Hòa Bình và Lai Châu.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Vương, Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình, dù những ngày qua có mưa nhưng chưa có gì cải thiện. Giai đoạn tới được dự báo sẽ tiếp tục khô hạn, không trông chờ gì được vào việc bổ sung nước cho thủy điện.
Theo Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình, với mực nước như hiện nay, nếu khai thác tối đa, liên tục thì chỉ được 12-13 ngày, mực nước hồ Hòa Bình sẽ về mực nước chết. “Những ngày này, việc vận hành của thủy điện Hòa Bình thường xuyên không ổn định, chúng tôi phải chuyển đổi từ chế độ khởi động rồi lại dừng đột ngột. Việc vận hành như vậy sẽ không tốt cho tổ máy” - Ông Vương chia sẻ.
Theo lãnh đạo thủy điện Hòa Bình, ngoài thiếu nước cho phát điện thì hiện việc cấp nước cho hạ du vẫn đảm bảo.
Các chuyên gia khuyến cáo, dù tình hình thủy văn có thuận lợi hơn song tình hình nắng nóng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng điện cao, do đó các nhà máy thủy điện cần vận hành linh hoạt; tăng cường tích nước các hồ thủy điện; người dân, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức trách nhiệm, đẩy mạnh chương trình tiết kiệm điện nhằm tránh áp lực cho hệ thống điện quốc gia, nhất là ở miền Bắc.
Phụ tải tăng, công suất đỉnh tăng
Theo số liệu của EVN và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), phụ tải toàn hệ thống điện ngày 12/6 đạt 817 triệu kWh. Trong đó miền Bắc ước khoảng 401.9 triệu kWh, miền Trung khoảng 76.3 triệu kWh, miền Nam khoảng 338.2 triệu kWh.
Công suất đỉnh hệ thống điện (Pmax) cũng tăng cao hơn so với ngày hôm qua. Cụ thể, công suất hệ thống đạt đỉnh vào lúc 14h 30 đạt 40039.8 MW. Con số này ở miền Bắc là 18.580 MW (lúc 14h30), miền Trung là 3.916 MW (lúc 15h00), miền Nam là 17.752,5 (lúc 15h00).
Trong bối cảnh khó khăn về nguồn, công suất tiết giảm tối đa ở miền Bắc ngày 12/6 vào khoảng 3.225 MW.
Trong ngày 12/6/2023, tổng sản lượng huy động từ thuỷ điện khoảng 138,3 triệu kWh, (miền Bắc là 52,8 triệu kWh); Nhiệt điện than huy động cao nhất đạt 469,2 triệu kWh (miền Bắc 288 triệu kWh); Tuabin khí huy động 87,1 triệu kWh; điện năng lượng tái tạo trên 85,6 triệu kWh, trong đó điện gió là 45,6 triệu kWh, công suất cao nhất lúc 12h30 đạt 2.421 MW, điện mặt trời huy động 67,5 triệu kWh, công suất cao nhất lúc 10h00 đạt 5.652,8 MW. Nguồn điện dầu không phải huy động.
Về các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp (NLTT) tính đến hết ngày 12/6, đã có 51 dự án với tổng công suất 2.852 MW đã trình Bộ Công Thương phê duyệt giá điện tạm; 40 dự án với tổng công suất 2.367 MW đã ký HĐSĐBS; 8 nhà máy đang thí nghiệm; 14 nhà máy đã thí nghiệm xong; 9 nhà máy đã vận hành thương mại (COD).
Nguồn nhiên liệu than cho sản xuất điện được đảm bảo. Tuy nhiên do phải huy động công suất lớn, liên tục nên một số tổ máy vẫn gặp sự cố. Trong đó, sự cố dài ngày vào khoảng 2.100 MW; sự cố ngắn ngày khoảng 580 MW.
Trong ngày 12/6, Nhiệt điện Mông Dương, Nghi Sơn khắc phục xong sự cố và hoà lưới. Tuy nhiên nhiệt điện Thăng Long giảm công suất và ngừng sự cố S1 để xử lý xì bộ trao đổi nhiệt (dự kiến 11h ngày 14/06 trả dự phòng); Nhiệt điện Mông Dương 1 suy giảm công suất S2 và ngừng sự cố lò L2B do sự cố máy cấp than (hiện tại S2 đang vận hành với lò L2A).

Hè 2025 oi bức, thời tiết cực đoan gia tăng khắp cả nước
06/05/2025, 11:22
Hà Tĩnh đón gần 750.000 du khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
06/05/2025, 11:07
Trí tuệ nhân tạo
02/05/2025, 13:36
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào 19/12/2025
02/05/2025, 13:10
Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam
25/04/2025, 11:59
Thời tiết dịp 30/4-1/5 như thế nào?
23/04/2025, 14:57Sẽ thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu thành lập Quỹ phát triển nhà ở cho công nhân, người trẻ và doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư nhà ở xã hội.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá pin mặt trời với Việt Nam
Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên tới 271,28% và thuế chống trợ cấp 3.403,96% đối với pin mặt trời từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Chi tiết 102 đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập của TP HCM
Theo Nghị quyết được HĐND TPHCM khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 22, từ 273 đơn vị hành chính cấp xã như hiện nay, TP HCM sẽ sắp xếp còn 102 đơn vị.
Một tập đoàn của Trung Quốc đề xuất xây nhà máy xử lý rác thải ở Vĩnh Phúc
Tập đoàn Dịch Quảng (Trung Quốc) đề xuất đầu tư nhà máy xử lý rác thải tại Vĩnh Phúc, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
'Thủ phủ cà phê' sáp nhập với Phú Yên: Mở lối ra biển
Hai địa phương với thế mạnh bổ sung – một bên là nông nghiệp cao nguyên, một bên là kinh tế biển – có thể tạo ra vùng động lực mới nếu tận dụng tốt cơ hội từ việc sáp nhập.
EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện
Liên minh châu Âu (EU) mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Lâm Đồng 'soán ngôi' Nghệ An về diện tích rộng nhất cả nước sau sáp nhập
Nhiều năm qua, Nghệ An luôn được biết đến là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với trên 16.000 km². Tuy nhiên, theo đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước sau khi sáp nhập.
Tây Nguyên đối mặt nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô 2025
Tây Nguyên đối mặt nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô 2025, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Thủ tướng yêu cầu sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân ngày 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sớm hoàn thiện dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.