Thứ ba, 27/11/2018, 18:38 PM
  • Click để copy

Lý giải 'sốc' về việc phố Trần Duy Hưng không có tên trong danh sách tụ điểm mại dâm

Theo lý giải của Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội), qua khảo sát nhiều lần phố Trần Duy Hưng hoàn toàn chỉ là những nhà nghỉ, không nhìn thấy nhân viên, không thấy tiếp viên...

ly-giai-soc-ve-viec-pho-tran-duy-hung-khong-co-ten-trong-danh-sach-tu-diem-mai-dam
Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội (đứng) thông tin tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 27/11.

Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 27/11, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) đã báo cáo tình hình công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn TP năm 2018.

Ông Phùng Quang Thức – Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội cho biết, theo thống kê của các cơ quan chức năng tại TP.Hà Nội có 5.792 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh TNXH.

Trong đó, có 3.539 cơ sở lưu trú; 1.121 cơ sở karaoke; 836 cơ sở xoa bóp; 2 vũ trường; 44 bar có sử dụng rượu mạnh; 11 cơ sở cắt tóc, gội đầu thư giãn; 111 cơ sở cà phê, nhạy cảm; 128 cơ sở tắm nóng lạnh.

Đáng chú ý, theo thông tin công bố của Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, trong danh sách các địa bàn, tụ điểm nghi ngờ có hoạt động mại dâm thì phố Trần Duy Hưng không có tên.

Ông Thức thông tin, qua nắm bắt, số điểm có biểu hiện mại dâm gồm: Khu vực đường Hồng Hà, Phạm Ngũ Lão, Dốc Bác Cổ (quận Hoàn Kiếm); phố Yesin - vườn hoa Paster, Nguyễn Huy Tự, Trần Khánh Dư (quận Hai Bà Trưng); đường Giải Phóng, bến xe Giáp Bát (quận Hoàng Mai); khu vực công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm); đường Liễu Giai (quận Ba Đình).

“Đối tượng nghi có hoạt động mại dâm tại các địa bàn này thường đứng chờ khách đến hỏi hoặc lưu động bằng phương tiện xe máy”, ông Thức nói.

Cũng theo ông, số điểm nghi ngờ có hoạt động mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ hiện còn 10 điểm, tụ điểm như: đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai); ngã ba Ba La - gần trường Cao đẳng Thương mại (quận Hà Đông); khu vực chùa Tổng - La Dương (Phường Dương Nội, quận Hà Đông); đường 70 Tân Triều - Đường Kim Giang (huyện Thanh Trì); ngã ba Ngọc Hồi (xã Liên Ninh, Thanh Trì)…

Ông Thức nhận định, hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ rất đa dạng, núp bóng dưới nhiều hình thức ở trong nhà nghỉ, tẩm quất, thư giãn, massage, cà phê đèn mờ màu hồng, các hoạt động này thường có các hành vi kích dục hoặc chọn địa điểm thích hợp để mua bán dâm.

Trong năm 2018, tình hình số người bán dâm bị xử lý vi phạm hành chính có 472 người, trong đó tất cả đều là nữ.

Trả lời câu hỏi của báo giới vì sao phố Trần Duy Hưng không được xếp vào danh sách điểm nghi ngờ hoạt động mại dâm, ông Thức cho biết, những điểm có biểu hiện mại dâm thông thường có quán đèn mờ, đèn màu hồng, tím, có chị em ngồi ở cửa ăn mặc rất sexy… Thậm chí có một số địa điểm đi kiểm tra chưa phát hiện có hoạt động bán dâm, nhưng có hành vi kích dục.

“Riêng đối với điểm Trần Duy Hưng, chúng tôi khảo sát nhiều nhưng phố đó hoàn toàn là những nhà nghỉ (không nhìn thấy nhân viên, không thấy tiếp viên). Vì vậy nếu bảo đây là điểm mại dâm thì không đúng. Chưa có dấu hiệu, biểu hiện rõ ràng mại dâm do đó nêu ra thành điểm mại dâm thì điều đó là điều khó khăn”, ông Thức nói.

 

Hot girl trong đường dây môi giới mại dâm giá nghìn đô 'đồng loạt' mang thai

Ngoài việc môi giới cho các “đồng nghiệp” bán dâm để hưởng hoa hồng, các “tú bà” trong đường dây còn kiêm luôn cả việc đi khách nếu được yêu cầu. Đáng chú ý, trong thời gian chờ phiên tòa phúc thẩm các bị cáo ''đồng loạt'' mang thai.

 

Nhóm giang hồ bảo kê mại dâm nam ở TP.HCM lĩnh án

Dũng cùng đồng phạm buộc nhóm thanh niên chuyển giới cống nạp hàng trăm triệu đồng mới cho bán dâm.

 

Khách đến Việt Nam để du lịch chứ không phải tìm mại dâm

Chuyên gia kinh tế - TS Bùi Trinh cho rằng, khách du lịch đến Việt Nam không phải vì mại dâm, cũng không nên vì mục tiêu kinh tế mà phải hợp thức hóa mại dâm.