Mưa đá lịch sử xuất hiện tại Thừa Thiên - Huế
Người dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa bao giờ nhìn thấy trận mưa đá trên địa bàn lớn như chiều ngày 24, rạng sáng ngày 25/3/2023.
Sáng 25/3, theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, trên địa bàn xã Hương Phong, huyện A Lưới, vừa xảy ra trận mưa đá với cường độ lớn, mật độ dày đặc.
Trận mưa đá này xuất hiện từ chiều ngày 24/3. Trận mưa đá kèm gió giật mạnh cấp 8 xuất hiện vào khoảng hơn 15h chiều 24/3 và diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi mưa đá kết thúc, người dân thu gom nhiều hạt mưa đá với kích cỡ hạt mưa đá to và tròn hơn hạt đậu.
Nhiều người dân ở xã Hương Phong cho biết, chưa bao giờ thấy địa bàn xã xuất hiện đợt mưa đá lớn như vậy. Người dân đã thu gom nhiều túi nilon chứa hạt mưa đá với kích cỡ hạt mưa kết đông to và tròn như viên bi.
Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, báo cáo nhanh của địa phương cho thấy, mưa đá chưa gây ra thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn. Hiện UBND huyện A Lưới đang nắm thêm tình hình thiệt hại ở các địa phương.
Trước đó, tại địa bàn xã Đông Sơn và xã Hương Lâm, huyện A Lưới cũng xuất hiện mưa đá kéo dài trong nhiều phút. Kích thước lớn nhất của hạt mưa đá là 2,3 cm, nhỏ nhất 0,05 cm. Một số diện tích ngô, lúa của người dân xã Hương Lâm và xã Đông Sơn bị mưa đá gây hư hại.
Hiện tượng mưa đá cũng mới xuất hiện tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trong 2 ngày 23 - 24/3. Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, trận mưa đá lớn vừa xảy ra trên địa bàn gây ra nhiều thiệt hại về hoa màu tại ba xã Đắk Na, Măng Ri và Ngọc Lây.
Tại xã Đắk Na, mưa đá bắt đầu diễn ra từ ngày 23 và kéo dài đến ngày 24/3. Hai xã Măng Ri và Ngọc Lây, mưa đá diễn ra từ ngày 24/3. UBND các xã đã khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài đường, nhốt gia súc gia cầm để hạn chế ảnh hưởng do mưa đá gây ra.
Tối ngày 21/3, tại thị trấn Kim Sơn, xã Mường Nọc, xã Châu Kim, xã Tiền Phong huyện Quế Phong (Nghệ An) xảy ra dông, tố lốc, mưa đá đã khiến một số nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.
Theo người dân ở huyện Quế Phong, dông, tố lốc, mưa đá kéo dài khoảng 30 phút. Những viên đá lớn như ngón tay cùng tố lốc khiến nhiều cây cối đổ gãy, một số nhà dân tốc mái, hư hỏng. Hiện chưa có thống kê chính xác mức độ thiệt hại.
Ngày 18/3, trên địa bàn huyện miền núi Kỳ Sơn cũng xảy ra mưa đá trên địa bàn các xã Bảo Thắng, Huồi Tụ, Mường Lống, Na Loi, Bảo Nam, Keng Đu khiến diện tích hoa màu, nhà dân hư hỏng.
Mưa đá xuất hiện khi nào?
Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối.
Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.
Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Do đó, ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền và cả trong mùa hè.
Riêng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá. Nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5.
Ông Trần Quang Năng - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện tượng dông kèm tố lốc gây gió giật mạnh, mưa đá là do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị đẩy dịch về phía Nam bởi một khối không khí lạnh từ phía Bắc kết hợp với hội tụ trong rãnh gió Tây trên cao. Đồng thời với đó là điều kiện nền nhiệt độ chung ở các tỉnh Bắc Bộ khá cao, cộng thêm độ ẩm lớn trong khí quyển đã tạo điều kiện thuận lợi cho mưa dông phát triển mạnh lên.
Theo ông Trần Quang Năng, dông lốc mạnh ở nước ta xảy ra cao điểm vào thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Khi đó, có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa. Sự gặp gỡ vào xáo trộn mạnh giữa các khối khí nóng và lạnh, khô và ẩm sẽ là điều kiện lý tưởng tạo ra những đám mây đối lưu phát triển mạnh.
Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của đám mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ.
Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây.
Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống.
Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Đến lúc này, các luồng khí không thể giữ được các băng ở trên cao và những hạt băng này bị rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.
Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch
10/01/2025, 14:05Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch
09/01/2025, 06:18Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh
08/01/2025, 10:45Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
06/01/2025, 12:59Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
03/01/2025, 10:43Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết
27/12/2024, 11:40Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh
25/12/2024, 21:02Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
Giảm đầu mối, tinh giản biên chế là vấn đề nóng trong lúc này. Không chỉ có các cơ quan đảng, các bộ, ngành giảm đầu mối, mà ngay các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị cũng phải tự cơ cấu lại, giảm “biên chế bên trong”. Thế là nảy sinh nỗi lo hoàn toàn chính đáng, rồi ai sẽ ở lại, ai “đi”?
Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ hơn 1,2 nghìn tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai
Ngày 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi thông tin, đã có văn bản trình lên các Bộ để xem xét, trình lên Chính phủ xin hỗ trợ 1,28 nghìn tỷ đồng để khắc phục các hậu quả do thiên tai gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm với các tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong công tác đấu giá đất.
Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp
Sáng 12/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố.
Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
Năm 2024, Chỉ số hạnh phúc của người dân tỉnh Yên Bái đạt 66,52%, tăng 0,90% so với năm 2023 (65,62%), qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao kéo theo thước đo chỉ số hạnh phúc tiếp tục được nâng lên.
Nghệ An: Phát hiện hàng chục con lợn rừng chết bất thường trong Vườn quốc gia Pù Mát
Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện 21 con lợn rừng sống hoang dã tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân.
Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
Những năm qua, mặc dù trải qua nhiều khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên vẫn tiếp tục tăng cao và ổn định với mục tiêu đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 05 - 06/12, một đợt không khí lạnh với cường độ mạnh nhất kể từ đầu mùa đông năm nay sẽ ảnh hưởng sâu đến miền Bắc, khiến nhiệt độ giảm hơn 10 độ C tại nhiều nơi.
Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.