Mỹ phê duyệt dự án khai thác dầu gây tranh cãi tại Alaska
Thứ Hai vừa qua, Chính phủ Mỹ đã phê duyệt dự án khoan dầu lớn ở Alaska có tên là Willow, do gã khổng lồ năng lượng ConocoPhillips của Mỹ thực hiện.

Dự án Willow đã gây ra nhiều tranh cãi từ các nhà hoạt động khí hậu ở Mỹ, họ đã phát động các chiến dịch trên diện rộng nhằm cảnh báo những hậu quả của dự án đối với khí hậu.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Mỹ, cơ quan quản lý vùng đất liên bang Hoa Kỳ, cho biết họ đã thu hẹp quy mô của dự án, từ 5 địa điểm khoan theo đề xuất ban đầu xuống còn 3 địa điểm khoan.
Địa điểm khai thác dầu nằm trong Khu Dự trữ Dầu khí quốc gia ở phía tây bắc Alaska. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã tuyên bố cấm phát triển các dự án dầu khí mới trên vùng đất liên bang này.
Theo Bộ Nội vụ Mỹ, dự án Willow sẽ cung cấp 576 triệu thùng dầu trong khoảng 30 năm tới. Tuy nhiên, dự án này cũng đi đôi với việc phát thải ra môi trường khoảng 239 triệu tấn CO2.
Con số trên tương đương với lượng khí thải từ 64 nhà máy nhiệt điện than thải ra trong 1 năm, theo tính toán của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA). Năm 2020, Mỹ đã thải ra tổng cộng 5,9 tỷ tấn CO2.
Về cam kết bảo vệ môi trường, Chính phủ Mỹ đã cấm khoan dầu vĩnh viễn ở Bắc Băng Dương, đồng thời sẽ bổ sung các biện pháp mới để bảo vệ khu vực rộng lớn thuộc Khu Dự trữ Dầu khí quốc gia Alaska.
Những người ủng hộ dự án Willow coi đây là nguồn tạo việc làm và góp phần giúp Mỹ độc lập năng lượng.
ConocoPhillips, công ty đã nhận được quyền khai thác vào cuối những năm 1990, hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ và cho biết họ sẵn sàng “bắt đầu các hoạt động xây dựng ngay lập tức”.
Dự án này sẽ được xây dựng bằng “các vật liệu chủ yếu được sản xuất và có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, đồng thời có khả năng tạo ra hơn 2.500 việc làm trong quá trình xây dựng và khoảng 300 công việc dài hạn”, ConocoPhillips cho biết thêm.
Tác động “tàn phá”
Nhưng các hiệp hội môi trường lên án dự án Willow là một thảm họa đối với khí hậu.
Tổ chức môi trường Sierra Club cho biết: “Willow sẽ là một trong những hoạt động khai thác dầu khí lớn nhất trên các vùng đất công của liên bang cả nước”. “Lượng khí CO2 mà dự án thải vào không khí sẽ có tác động “tàn phá” đối với con người, động vật hoang dã và khí hậu. Chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả trong nhiều thập kỷ tới”.
Trong nhiều ngày qua, một làn sóng video phản đối dự án đã tràn lan trên mạng xã hội TikTok và xuất hiện một bản kiến nghị trực tuyến với hơn 3,2 triệu chữ ký.
Ngược lại, các dân biểu Alaska tại Quốc hội Hoa Kỳ hoan nghênh tin này. “Chúng ta gần như có thể thấy tương lai của Alaska tươi sáng theo đúng nghĩa đen”, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lisa Murkowski nói trong một tuyên bố. Bà nói thêm: “Chúng tôi hiện đang trên đà tạo ra hàng nghìn việc làm mới và tạo ra hàng tỷ đô la thu nhập mới”.
Những tranh cãi về dự án Willow đã diễn ra trong nhiều năm qua. Ban đầu dự án đã được chính quyền Trump phê duyệt, trước khi bị phán tạm thời dừng vào năm 2021, nhưng vị thẩm phán đó đã gửi lại dự án để chính phủ xem xét thêm.
Vào đầu tháng 2, Văn phòng Quản lý Đất đai đã công bố bản phân tích môi trường của dự án, trong đó nêu chi tiết một “phương án ưu tiên”, phương án cuối cùng được chọn, với 3 địa điểm khoan.
Giải pháp đặc biệt này có thể làm giảm tác động đối với việc di cư của tuần lộc, đồng thời có thể tiến tới các mục tiêu giảm phát khí thải nhà kính của Tổng thống Joe Biden.
Tổng thống đảng Dân chủ đã cam kết, vào năm 2050, lượng khí thải nhà kính ở Hoa Kỳ sẽ giảm từ 50 - 52% so với mức của năm 2005. Mục tiêu được thực hiện trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về khí hậu, nhằm giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được mức trung hòa carbon đến năm 2050.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch của tổ chức Earthjustice, bà Abigail Dillen, đã chỉ ra một mâu thuẫn rõ ràng: “Chúng tôi biết Tổng thống Biden hiểu mối đe dọa khí hậu hiện hữu, nhưng ông ấy lại chấp thuận một dự án làm chệch hướng các cam kết về khí hậu của chính mình”.
Cùng chủ đề
Alaska là giống chó gì? Nuôi chó Alaska nguy hiểm không?
Bé trai 2 tuổi bị chó Alaska cắn rách khí quản
Giá tôm hùm hôm nay 25/2: Giá tôm hùm Alaska, cua hoàng đế giảm 30%
Tôm hùm Alaska về Việt Nam 170 ngàn/kg, rẻ giật mình như tôm ngoài chợ
Trường tiểu học Quốc tế Alaska bỗng dưng 'mất' biển tên, xóa sạch thông tin?

Pháp - Đức tranh cãi căng thẳng về điện hạt nhân và xe điện
27/03/2023, 06:31
Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
25/03/2023, 07:56
Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng Nga?
24/03/2023, 06:23
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu đạt mức cao kỷ lục
23/03/2023, 07:06
Iran mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu khí
22/03/2023, 06:47
Lạm phát tại Pháp tăng cao kỷ lục
20/03/2023, 06:19
Mỹ phê duyệt dự án khai thác dầu gây tranh cãi tại Alaska
18/03/2023, 06:31
Tổng thống Biden hứa sẽ trừng phạt lãnh đạo của SVB và Signature Bank
16/03/2023, 06:27Xuất khẩu của Mỹ sang Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
Dữ liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Nga tiếp tục sụt giảm, thậm chí xuống mức thấp kỷ lục 44,6 triệu USD vào tháng 1/2023.
Mỹ có thể ban hành lệnh cấm khai thác dầu ở Alaska
Chính quyền của Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về dự án dầu khổng lồ Willow của Tập đoàn ConocoPhillips ở Tây Bắc Alaska.
Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
Trong chuyến công du châu Phi từ ngày 1/3 đến 5/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dành 5 ngày thăm Gabon, Angola, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, để nói về chiến lược mới trong quan hệ ngoại giao với châu Phi và việc giảm dần sự hiện diện quân đội Pháp ở châu Phi.
Tổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
Một năm sau chiến sự ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên phân mảnh và bấp bênh, với mức giá dầu trung bình cao hơn trong tương lai.
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
Một số quốc gia đã áp lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022, với mong muốn tước đi khả năng tài chính của Moscow trong cuộc tấn công chống lại Kiev. Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm và ngày càng có nhiều câu hỏi được đặt ra về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Moscow.
OPEC không cần thiết phải bù đắp cho lượng dầu cắt giảm của Nga
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không cần phải tăng sản lượng dầu để bù đắp cho việc Nga cắt giảm 500.000 thùng mỗi ngày, theo Bộ trưởng Dầu khí Angola.
Iran: Xuất khẩu dầu thô tiếp tục tăng mạnh bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng tới bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành năng lượng nước này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết.
Giá dầu giảm sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/3 sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở mức khoảng 5%.
Nga dự kiến “chôn vùi” các đường ống dẫn khí Nord Stream
Ngày 3/3, Reuters dẫn từ các nguồn tin quen thuộc cho biết đường ống dẫn khí đốt Nord Stream bị hư hại dưới biển Baltic sẽ được Nga niêm phong và dừng hoạt động vì Moscow hiện không có kế hoạch sửa chữa hay kích hoạt lại các đường ống này ngay.