Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
Các loại dự án thu giữ và lưu trữ carbon tiềm năng đắt giá nhất ở Mỹ vẫn có chi phí vượt quá 100 USD/tấn, cho thấy chúng không khả thi ngay cả khi các khoản được giảm thuế liên bang tăng lên.

Việc cho thuê diện tích hàng mẫu Anh ngoài khơi cho các dự án thu giữ carbon mới của bang Texas và Liên bang Mỹ đã thúc đẩy sự quan tâm đầu tư thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) ở Vịnh Mexico. Tuy nhiên, Chevron và ExxonMobil cho biết chi phí công nghệ CCS cũng cần phải giảm đối với nhiều dự án để chúng trở nên khả thi.
Hai ông lớn cho biết họ đang nỗ lực giảm chi phí công nghệ để tham vọng CCS của họ có thể trở thành quyết định tốt về mặt tài chính, thay vì chỉ đơn giản là một quyết định thiên về môi trường.
Đạt được cả 2 điều sẽ rất quan trọng nếu công nghệ CCS trở thành động lực chính trên con đường hướng tới mức phát thải ròng bằng không.
Chủ tịch Jeff Gustavson của Chevron New Energies nói với Upstream: “Chúng tôi không đầu tư vào những doanh nghiệp này chỉ vì lợi ích giảm carbon cho chính chúng tôi và khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi phải tạo ra lợi nhuận hấp dẫn cho các cổ đông của mình và chúng tôi phải làm điều đó trên cơ sở bền vững.”
Đạo luật Giảm phát mà Quốc hội Mỹ đã thông qua vào tháng 8 năm 2022 đã tăng khoản tín dụng thuế ưu đãi theo Đạo luật 45Q lên 85 USD cho mỗi tấn carbon dioxide (CO2) được lưu trữ trong lòng đất, so với mức 50 USD/tấn trước đó.
Các công ty sử dụng CO2 cho quá trình tăng cường thu hồi dầu sẽ nhận được khoản tín dụng thuế là 50 USD/tấn, tăng từ 35 USD/tấn.
Các khoản giảm thuế này đã mở ra cánh cửa cho nhiều cơ sở phát triển công nghệ thu giữ carbon, nhưng các dự án như vậy vẫn còn quá đắt để có thể sinh lãi.
Theo công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy, chi phí hòa vốn của CO2 dao động từ khoảng 15 USD/tấn đến 100 USD/tấn, tùy thuộc vào độ tinh khiết của dòng CO2 thải ra.
Nỗ lực giảm chi phí
Chevron đang thực hiện nhiều dự án thí điểm thu hồi carbon, bao gồm một số dự án ở Thung lũng San Joaquin tại California mà sẽ giúp công ty tiếp tục giảm chi phí thu hồi carbon.
Dự án thu giữ carbon trên sông Kern với công ty Svante được bắt đầu thử nghiệm kéo dài 6 tháng vào cuối năm 2022 để thu giữ CO2 từ khí sau khi đốt.
Các dự án khác trong khu vực được thiết kế để thu giữ CO2 từ tuabin khí của nhà máy và CO2 sau quá trình đốt cháy từ nhà máy Eastridge của Chevron.
ExxonMobil cũng nhận ra tầm quan trọng của việc giảm chi phí để mở rộng thị trường cho các dự án CCS.
Dan Ammann, Chủ tịch của ExxonMobil Low Carbon Solutions, nói với Upstream rằng công ty đang làm việc với Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản để tiếp tục giảm chi phí cho công nghệ này.
Cùng chủ đề
Những tài liệu mật bị rò rỉ của Mỹ chứa những thông tin gì?
Châu Âu tìm kiếm thỏa thuận năng lượng 'càng sớm càng tốt' với Mỹ
Giá dầu phản ứng thế nào với các khủng hoảng?
Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, hợp đồng tương lai S&P đóng cửa cao hơn sau báo cáo việc làm
Mỹ có thể mua lại dầu cho Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược vào cuối năm nay

Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30
Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
06/05/2023, 06:35
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
05/05/2023, 07:31
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
04/05/2023, 07:05Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.
Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?
Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.
Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ
Trong tháng 4, theo thông tin của giới thương nhân và Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần mà phương Tây đã ấn định, tức trên 60 USD/thùng.
Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?
Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.