Thứ tư, 21/09/2022, 14:15 PM
  • Click để copy

Năm 2025, 85% phụ nữ mang thai được tầm soát 4 loại bệnh tật bẩm sinh

UBND TP vừa phê duyệt Đề án mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Đề án nhằm phổ cập, tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn TP.

Đối tượng tác động của Đề án là cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; tổ chức, doanh nghiệp liên quan trên địa bàn TP; cán bộ y tế, dân số; cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản; người có uy tín trong cộng đồng, người tham gia giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; người quản lý, người cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh bao gồm cả khu vực ngoài công lập; người quản lý giáo dục, giáo viên.

Đối tượng thủ hưởng là vị thành niên, thanh niên; nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đề án đưa ra các chỉ tiêu cụ thể: tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đến năm 2025 đạt 85% và năm 2030 đạt 85%; tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát từ 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 85% vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt 90%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát từ 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 90% vào năm 2025 và đế năm 2030 đạt 90%.

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 75% vào năm 2025%; 95% vào năm 2030; sàng lọc Thalassemia cho đối tượng học sinh THCS, THPT; ưu tiên cho các xã có đồng bào dân tộc thiểu số (trung bình ít nhất 5.000 ca/năm)…

Kinh phí để thực hiện đề án là 290.972,0 triệu đồng. UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

TP Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh của toàn TP đạt 85% vào năm 2020. Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện siêu âm hội chẩn 9.915 trường hợp, đình chỉ thai nghén 1.278 ca thai nhi bất thường. Cũng trong giai đoạn này, mỗi năm có khoảng gần 120.000 trẻ em được sinh ra trên địa bàn TP. Trong khi đó, số loại bệnh, tật đưa vào sàng lọc sơ sinh còn hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Đối với tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, TP hiện mới triển khai mô hình nhỏ tại các xã, phường, thị trấn, chưa có kế hoạch tổng thể.

Ngoài ra, giai đoạn 2016-2020, TP đã triển khai 46 mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên năm thứ nhất tại 30 quận, huyện tại 46 xã, phường, thị trấn, duy trì 36 mô hình năm thứ hai tại 30 quận, huyện tại 36 xã, phường, thị trấn…

7.000 lít dầu trên chiếc tàu gặp nạn ở Cù Lao Chàm đã được hút ra

7.000 lít dầu trên chiếc tàu gặp nạn ở Cù Lao Chàm đã được hút ra

28/03/2024 14:32

Đơn vị cứu hộ đã hút toàn bộ 7.000 lít dầu trên tàu Giang Anh 18 gặp sự cố đâm vào bãi đá ngầm ở Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam).

Đã có phương án cho 14.000 tấn rác đang lưu chứa tạm tại Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre

Đã có phương án cho 14.000 tấn rác đang lưu chứa tạm tại Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre

23/03/2024 17:21

Theo ngành chức năng tỉnh Bến Tre, các đơn vị liên quan sẽ cải tạo 3 ao sinh học (diện tích 0,23ha) thành ô chôn lấp rác tại bãi rác Phú Hưng để chứa khoảng 14.000 tấn rác đang lưu chứa tạm tại nhà xưởng của Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử đang ngày càng trầm trọng

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử đang ngày càng trầm trọng

21/03/2024 11:30

Trong báo cáo mới công bố của Liên hợp quốc (LHQ), tốc độ thải rác điện tử trên thế giới đang tăng nhanh hơn 5 lần so với tốc độ tái chế. Điều này đang làm trầm trọng thêm các vấn đề về môi trường và sức khỏe toàn cầu.

Phân loại và tái chế rác để giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường

Phân loại và tái chế rác để giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường

20/03/2024 14:38

Việc phân loại và tái chế rác nhựa là một trong những biện pháp quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

Bộ TN&MT đề nghị Thái Bình kiểm tra toàn bộ hồ sơ xử phạt vi phạm về môi trường

Bộ TN&MT đề nghị Thái Bình kiểm tra toàn bộ hồ sơ xử phạt vi phạm về môi trường

19/03/2024 11:56

Chiều 18/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết vừa công bố kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TN&MT năm 2022 tại tỉnh Thái Bình.

'Giải mã' ký hiệu đặc biệt trên thẻ bảo hiểm y tế

'Giải mã' ký hiệu đặc biệt trên thẻ bảo hiểm y tế

18/03/2024 16:17

Trên bảo hiểm y tế (BHYT) có một ký tự đặc biệt quy định mức hưởng cụ thể khi tham gia khám chữa bệnh của chủ thẻ.

Năm 2024 - Thế giới sẽ đối mặt với thời tiết cực đoan?

Năm 2024 - Thế giới sẽ đối mặt với thời tiết cực đoan?

18/03/2024 16:15

Sau 1 năm chịu tác động mạnh của hiện tượng El Nino, thế giới sẽ có thể chứng kiến hiện tượng La Nina hình thành trong nửa sau năm 2024, kéo theo thời tiết cực đoan ở Thái Bình Dương.

Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện

Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện

18/03/2024 16:13

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1716/VPCP-KGVX ngày 16/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm về kết quả xử lý vụ việc tại Cơ sở cai nghiệm ma túy tỉnh Sóc Trăng.

Cùng hướng tới 'Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời'

Cùng hướng tới 'Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời'

18/03/2024 10:55

Trong tháng 3 đến tháng 5 năm 2024, tại nhiều tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Quảng Trị và Quảng Bình sẽ triển khai chiến dịch truyền thông “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời".