Nâng cao kỹ năng quảng bá cho chuỗi cửa hành thực phẩm sạch tại Hà Nội
Nhằm tạo môi trường thuận lợi để thực hiện các tiêu chuẩn bền vững và chất lượng trong các chuỗi giá trị nông nghiệp trong khu vực ASEAN, ngày 30/9, Dự án Thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ASEAN đã tổ chức khóa tập huấn nâng cao kỹ năng quảng bá thực phẩm cho chuỗi cửa hành thực phẩm sạch tại Hà Nội.
Dự án Thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ASEAN (ASEAN Agritrade) do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức (BMZ) tài trợ và ủy quyền cho Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) chịu trách nhiệm triển khai tại các quốc gia Cam Pu Chia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Tại Việt Nam, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan chủ dự án và cùng phối hợp với tổ chức GIZ để triển khai.
Mục tiêu chung của dự án nhằm hỗ trợ tiến trình cải thiện các điều kiện khung tạo môi trường thuận lợi để thực hiện các tiêu chuẩn bền vững và chất lượng trong các chuỗi giá trị nông nghiệp trong khu vực ASEAN.

Tập huấn nâng cao kỹ năng quảng bá thực phẩm cho chuỗi cửa hành thực phẩm sạch tại Hà Nội.
Thực hiện mục tiêu này, khóa tập huấn nâng cao kỹ năng quảng bá thực phẩm cho chuỗi cửa hành thực phẩm sạch tại Hà Nội đã thu hút được sự tham gia của cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội như Bác Tôm, Tâm Đạt, Mường Pa…
Các tổ chức quốc tế và Việt Nam làm việc trong lĩnh vực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững như Good Neighbors International (GNI), Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED), Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED Communications) và các cơ quan báo chí, truyền thông cũng tham gia khóa tập huấn.
Khóa tập huấn đã cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyền thông và quảng bá cho các cán bộ, nhân viên bán hàng của các chuỗi cửa hàng để có thể truyền tải một cách hiệu quả những thông điệp về sản xuất, lợi ích của các thực phẩm sạch, an toàn tới người tiêu dùng.

Khóa tập huấn đã cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyền thông, quảng bá cho sản phẩm sạch.
Các kiến thức và kỹ năng bao gồm: Các điểm chạm khách hàng; hiểu về khách hàng; cách thức truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội facebook, zalo; cách thức truyền thông hiệu quả trực tiếp tại cửa hàng; 7 bước trọng yếu trong bán hàng và tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Sự kiện được đánh giá là một trong những hoạt động của chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn.
Chiến dịch truyền thông này dự kiến sẽ tiếp cận 300.000 người tiêu dùng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 9-10/2022.
Chiến dịch được thực hiện trực tiếp tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội và trực tuyến trên truyền hình, mạng xã hội và các báo online.
TIN LIÊN QUAN

Vi phạm về thuế, Tập đoàn Hoa Sen bị phạt và truy thu gần 3 tỷ đồng
24/03/2023, 06:19
Giá xăng quay đầu giảm mạnh, dầu giảm tới hơn 1.000 đồng/lít
21/03/2023, 15:45
Hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 1/4
21/03/2023, 06:31
Thị trường dầu mỏ bất ổn: Các nhà đầu tư làm gì?
19/03/2023, 07:45
Những mảng rừng xanh vun đắp tâm hồn tại KĐT Ecopark
19/03/2023, 07:41
Thị trường phản ứng thế nào trước sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ?
18/03/2023, 06:33
Vé 0 đồng bay thẳng Brisbane, khám phá Úc dễ dàng cùng Vietjet!
18/03/2023, 06:20
'Chất keo' gắn kết, 'chữa lành' cuộc sống tại Ecopark
17/03/2023, 07:38Khách hàng mất gần 47 tỷ đồng gửi ngân hàng Sacombank Khánh Hòa: Luật sư nói gì?
Khách hàng đã phải gửi đơn lên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an kêu cứu sau khi gửi tiền vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Ngân hàng Sacombank, chi nhánh tỉnh Khánh Hòa) nhưng sau đó bị mất gần 47 tỷ đồng.
Luật Giá (sửa đổi): Nên giữ hay bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu bởi cho rằng Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.
Các công ty chứng khoán đang nắm giữ hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Năm 2022, nhiều công ty chứng khoán như SSI, VNDirect... đẩy mạnh nắm giữ trái phiếu, trong đó phần lớn các trái phiếu chưa niêm yết.
Hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thu ngoài tín dụng từ đâu?
Nguồn thu nhập của ngân hàng (NH) đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ hoạt động cho vay của NH, đây là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của NH. Ngoài ra, việc bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng đang mang về nguồn thu ngoài tín dụng lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều nhà băng.
Đề xuất xây dựng Luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM
Bộ Xây dựng đề nghị cân nhắc đề xuất xây dựng luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM, nhằm nâng cao năng lực quản lý đô thị và phát triển đô thị bền vững.
Chiều 13/3, giá xăng dầu đồng loạt tăng
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, tại kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay 13/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng trích lập quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với 02 loại xăng khiến giá các loại xăng dầu thông dụng tăng từ 241 đến 724 đồng.
Thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã thanh tra đột xuất 11 ngân hàng và xử phạt những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Vì sao xăng dầu nhập khẩu tăng đột biến?
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tổng cộng 2,8 tỷ USD để nhập khẩu 1,92 triệu tấn xăng dầu thành phẩm và 1,8 triệu tấn dầu thô.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp tín dụng phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và các thị trường khác.