Nền nhiệt tháng 10 cao hơn trung bình hàng năm 0,5 độ C
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nền nhiệt trung bình tháng 10 trên phạm vi cả nước có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; tháng 11-12 nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm.

Tháng 01/2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực nam Biển Đông.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra dự báo xu thế khí hậu thủy văn từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023.
Về hiện tượng ENSO, trạng thái La Nina tiếp tục duy trì trong thời kỳ từ nay đến tháng 12/2022 với xác suất 80 - 90%.
Từ nay đến tháng 3/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng từ 5 - 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 2 - 4 cơn. Đề phòng xảy ra bão và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cảnh báo có khả năng tháng 01/2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực nam Biển Đông.
Về nhiệt độ trung bình, trong tháng 10/2022 trên phạm vi cả nước có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; tháng 11-12/2022 nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Về tình hình thuỷ văn, từ tháng 10-12/2022, mực nước trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ xuống dần. Dòng chảy trên các sông suối và hồ chứa phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm; riêng lưu vực sông Gâm và sông Chảy cao hơn trung bình nhiều năm.
Lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đà ở mức thiếu hụt so trung bình nhiều năm từ 5-40%, thiếu hụt nhiều tại khu vực hồ Hòa Bình; trên sông Gâm, dòng chảy đến hồ Tuyên Quang lớn hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 5-20%;...

Đỉnh lũ 2022 trên nhiều lưu vực sông thấp hơn cùng kỳ do thiếu hụt dòng chảy.
Ngoài ra, từ nửa cuối tháng 9 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ vừa và lớn. Mực nước đỉnh lũ năm 2022, tại hạ lưu các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức báo động 1- báo động 2 và trên báo động 2; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 2 - báo động 3, có sông trên báo động 3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.
Lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và khu vực Nam Tây Nguyên khả năng ở mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%; các sông khác ở Trung Bộ và bắc Tây Nguyên ở mức thấp hơn 10-40%.
Còn ở Nam Bộ, trên sông Đồng Nai có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ. Đỉnh lũ cao nhất tại trạm Tà Lài có khả năng ở mức báo động 2 - báo động 3.
Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 1 và dưới báo động 1, khả năng xuất hiện vào giữa hoặc nửa cuối tháng 10; đỉnh lũ năm tại các trạm hạ nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 2 - báo động 3, một số trạm trên mức báo động 3; nguy cơ xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, ven sông, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long. Tháng 12/2022, mực nước trên sông Mê Công xuống dần; mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.

Phản cảm: Trường học 'xẻ thịt' đất công làm quán nhậu
27/11/2023, 06:44
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm ban hành quy chuẩn đường cao tốc
22/11/2023, 09:07
7 quy định nổi bật về PCCC có hiệu lực từ 12/2023
20/11/2023, 11:47
Khởi công xây dựng dự án Tháp Kim Thành tại Lào Cai
20/11/2023, 11:45
Hơn 16.000 ngôi nhà bị ngập, 2 người chết và mất tích do mưa lũ tại Huế
18/11/2023, 06:33Đánh giá tổng kết hoạt động của khối thi đua Khoa học Kinh tế Môi trường và Biến đổi khí hậu lần VI
Sáng 15/11, tại Trụ sở Liên Hiệp Hội, Khối thi đua Khoa học Kinh tế Môi trường và Biến đổi khí hậu (Khối V) đã tổ chức hội nghị đánh giá tổng kết hoạt động của khối lần VI - năm 2023.
Thủ tướng: Phải có cảm xúc với những gì mà người dân, doanh nghiệp đang vướng mắc
Đây là 1 trong những chia sẻ của Thủ tướng tại phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ diễn ra chiều ngày 14/11.
Những vấn đề môi trường nào 'làm nóng' Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV?
Giải quyết ô nhiễm sông Cầu, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cùng xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ khai thác khoáng sản... là những vấn đề nổi bật về môi trường được Quốc hội thảo luận trong Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV.
Tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm y tế
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (Nghị định số 75). Nghị định này có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT.
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước.
Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng nhiệm kỳ 2023 – 2025
Sáng 10/11/2023, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Đã hứa thì phải làm!
Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội (QH) và của chính các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, QH khóa 15, diễn ra trong hai ngày rưỡi (từ ngày 6 đến hết sáng ngày 8-11).
Đề xuất thí điểm quản lý tốc độ 30km/h ở TP.HCM 'chết yểu'
Sở GTVT TP.HCM vừa thu hồi và huỷ bỏ công văn trình UBND về kế hoạch đề xuất quản lý tốc độ không quá 30 km/h đối với khu vực nội thị.
Hôm nay, miền Bắc đón không khí lạnh kèm mưa dông rải rác
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Nhiệt độ giảm xuống từ 20-23 độ C, riêng vùng núi miền Bắc có nơi rét 16 độ C