Những ngọn đồi bị 'cạo trọc' trơ cành khô và đất đá vì người dân làm nương rẫy
Sau khi đất lâm nghiệp bị người dân phá để làm nương rẫy, chính quyền đã tạo điều kiện chuyển đổi sang đất nông nghiệp. Tuy nhiên, rừng ngày càng bị "ăn sâu" vào, thay vào đó là hoa màu của người dân mọc lên.
Vào một ngày cuối tháng 6, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa, Gia Lai). Tại đây, dọc hai bên đường đi đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh những ngọn đồi bị cạo trọc, trơ những cành khô và đất đá.
Cách đó không xa tại làng Kon Jốt và làng Kon Maha (xã Hà Đông), những người dân vẫn ngang nhiên dùng cưa lốc để đốn hạ cây rừng để làm nương rẫy.
Bên cạnh đó, những chiếc chòi được làm tạm bợ cũng được người dân dựng lên để phục vụ sinh hoạt trong khi làm nương rẫy.
Ngoài việc phá rừng để làm nương rẫy, người dân đốn về lấy gỗ để làm nhà cửa, vật dụng gia đình hoặc bán kiếm tiền. Những thân cây có đường kính khoảng 30-40cm đã bị người dân xẻ thành những lóng gỗ để di chuyển ra khỏi rừng. Nhiều cây gỗ lớn bị “xẻ thịt” lấy gỗ, dấu mùn cưa và những mảnh bìa vẫn còn nằm rải rác khắp nơi.
Cứ thế, ngày này qua tháng khác, những cây rừng xanh tươi bị cưa hạ một cách không thương tiếc, thay vào đó là những bãi đất được phủ bằng cây hoa màu, hoặc những bãi đất cháy đen nhẻm. Những cây rừng bị “ken” một thời gian sau mới chết, người dân “hợp thức hóa” bằng việc đốn hạ cây đã chết rồi mở rộng dần diện tích.
Theo chúng tôi tôi tìm hiểu, trước đây diện tích đất trên là quỹ đất lâm nghiệp nhưng do bà con có tập quán tái canh, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy nên nhiều diện tích đất rừng trở thành đất trống và xã đã chuyển sang đất nông nghiệp để tạo điều kiện cho bà con. Tuy nhiên, trải qua các mùa nương rẫy thì người dân lại phá diện tích mới để trồng hoa màu.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Việt, Phó Chủ tịch xã Hà Đông cho biết, khu vực người dân phá cây để làm nhà hoặc dùng đất để trồng trọt thuộc đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Việt, mặc dù là đất nông nghiệp nhưng người dân có hành vi dùng máy cưa cây rừng đều bị xử lý.
“Cũng do tập quán “du canh, du cư” nên người dân thường hay phá để làm nương rẫy. Trước đây, chúng tôi cũng đã cương quyết xử lý những vụ phá rừng làm nương rẫy, điển hình là năm 2012 đã truy tố 13 đối tượng đi tù vì phá hơn 10ha rừng. Sau đó, UBND huyện Đăk Đoa đã tiến hành vận động người dân đưa 20ha rừng bị phá vào trồng rừng…”, ông Việt nói.
Cũng theo ông Việt, hiện nay địa phương đang chờ phương án sử dụng đất cho quỹ đất trên. Diện tích chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp là khoảng 4000-5000ha. Quỹ đất nông nghiệp này hiện do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đăk Đoa quản lý.
Còn ông Nguyễn Hồng Quân, Phó ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đăk Đoa cho hay, sau khi nhận được thông tin phản ánh từ báo chí ông sẽ cho người tiến hành kiểm tra, rà soát lại để xác định diện tích đất trên là đất nông nghiệp hay đất lâm nghiệp.
“Việc người dân lấn chiếm đất để làm nương rẫy, chúng tôi sẽ xác minh rõ ràng. Nếu là đất nông nghiệp thì chúng tôi sẽ phạt hành chính vì phá cây rừng với đốt rẫy cháy lan vào rừng. Còn nếu là đất lâm nghiệp thì căn cứ pháp luật để tiến hành lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan chức năng để tiến hành khởi tố", ông Quân nói.
Thanh tra hoạt động và xử lí về môi trường của hai nhà máy thép gây ô nhiễm tại Đà NẵngSau một thời gian tạo điều kiện cho 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc tiếp tục hoạt động, chính quyền Đà Nẵng đã quyết định lập đoàn thanh tra với nhiệm vụ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quá trình xử lí về môi trường của 2 doanh nghiệp này. |
Hoa khôi mặc bikini dẫn World Cup: 'Rất buồn khi đọc bình luận'MC Thu Hằng được chú ý khi diện bikini dẫn chính chương trình Dự đoán cùng World Cup 2018. |

Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối
03/11/2020, 14:38
Bài văn khấn cúng Rằm tháng Chạp chuẩn nhất theo phong tục Việt Nam
07/01/2020, 15:37
Cúng rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
07/01/2020, 14:33
Nên cúng rằm tháng Chạp vào ngày 14 hay 15?
07/01/2020, 10:18
Bài văn khấn, văn cúng rằm tháng Chạp chuẩn nhất
07/01/2020, 09:59Huế: Hai đêm ra quân, phát hiện 16 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
06/01/2020, 19:49Sớm ban hành bộ nhận diện cho Xích lô Huế mang ‘phong cách’ Huế
06/01/2020, 16:16Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đi vớt rong biển
Nhờ vớt rong biển, có người thu nhập tới cả triệu bạc mỗi ngày.
Tin ấm lạnh 6/1 và dự báo thời tiết Hà Nội 10 ngày tới
Dự báo thời tiết Hà Nội 10 ngày tới cho thấy, Thủ đô vẫn có kiểu thời tiết đêm mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm sương mù, trưa chiều trời nắng, độ ẩm cao...
2 ngày thu 800 triệu đồng tiền phạt vi phạm nồng độ cồn
Sau 2 ngày thực hiện quy định mới 615 về xử phạt người sử dùng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông đã xử phạt 615 trường hợp vi phạm.
Cảnh sát quận 'tuýt còi' công an huyện vì lên thành phố đi ngược chiều
Chiến sĩ công an huyện Tiên Lãng đi ngược chiều lý giải, do lâu ngày không lên thành phố nên không biết đường Đinh Tiên Hoàng đã đảo chiều.
Nộp phạt lên tới 40 triệu đồng nếu không thổi nồng độ cồn
Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.
Cận cảnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Huế sau một tháng ở Làng Mai (Thái Lan)
Sau 1 tháng tịnh dưỡng ở Thái Lan, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Huế, trông sức khỏe của thiền sư có phần tốt lên.
Chiếc xe tải chở hơn 18 nghìn bao thuốc lá nhập lậu
Lực lượng công an ở Thừa Thiên Huế phát hiện chiếc xe có dấu hiệu vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên ra tín hiệu dừng xe. Qua kiểm tra, trên xe có hơn 18 nghìn bao thuốc lá nhập lậu.
Cô gái 20 tuổi bị cha con anh họ thay nhau hiếp dâm đến mức có con
Sau khi bị tạm giữ, 2 đối tượng đã khai nhận hành vi hiếp dâm cô gái 20 tuổi, trong đó Nguyễn Tiến Thành đã hiếp dâm nhiều lần dẫn đến việc nạn nhân mang thai.