Người tiêu dùng "buộc" phải là "nhà thông thái"?
Có thể thấy hoa quả gắn nhãn mác giả nhập ngoại, hay hoa quả sạch theo tiêu chuẩn VietGap đang được rao bán tràn lan từ cửa hàng ra đến chợ và cả các xe hàng rong. Và để phân biệt thật giả không hề dễ, khi trên các loại quả đều được gắn tem rất uy tín. Điều này khiến khách hàng buộc phải trở thành người tiêu dùng thông thái.
Đơn cử sản phẩm lê Hàn Quốc, một trong những loại hoa quả nhập khẩu rất được người dân Việt Nam ưa chuộng, và vì thế thường bị trà trộn bởi lê Trung Quốc. Những loại lê này được gắn tem mác có chữ tiếng Hàn, khiến người dân dễ dàng tin tưởng mà không cần kiểm chứng.
Mới đây Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên vừa kịp thời ngăn chặn phương tiện vận chuyển hơn 1 tấn hoa quả nhập lậu. Số hoa quả nhập lậu được vận chuyển trên xe ôtô mang BKS 20C-187.xx do ông H.S.B là lái xe kiêm chủ hàng.
Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện trên thùng xe có 105 thùng lê tươi loại 10kg/thùng có nhãn hàng hóa bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn hàng hóa có dòng chữ thể hiện số lê này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông H.S.B không xuất trình được bất kỳ hóa đơn chứng từ gì liên quan chứng minh nguồn gốc hợp pháp của toàn bộ số hàng hóa trên.
Đoàn kiểm tra đã trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt đối với ông H.S.B với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên theo đúng quy định pháp luật.
Còn nhớ năm 2023, hành vi gian dối về nguồn gốc xuất xứ lê Hàn Quốc của các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu liên tục bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội làm rõ khi tiến hành kiểm tra. Cụ thể, tại địa điểm kinh doanh 97 Trần Duy Hưng thuộc Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Kenlyver, địa chỉ phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, rất nhiều các loại lê được trưng bày để bán trong các tủ bảo quản hàng hóa.
Giới thiệu với khách hàng, nhân viên tại đây cho biết, đối với mặt hàng lê, tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 2 loại chính là “lê sữa” và “lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tùy từng sản phẩm, mỗi loại có mức giá khác nhau, trung bình từ 169.000 - 250.000 đồng/kg. Đại diện cơ sở cũng không quên “cam đoan” với khách hàng về nguồn gốc xuất xứ chính hãng của sản phẩm này.
Tuy nhiên, khi Đội QLTT số 13, Cục QLTT thành phố Hà Nội có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi của lực lượng chức năng, bởi lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”. Khi các chứng cứ được lực lượng QLTT thành phố Hà Nội đưa ra khá thuyết phục bởi vỏ ngoài hộp của những quả lê được giới thiệu là “xuất xứ Hàn Quốc” kia lại mang dòng chữ “Made in China”, nhân viên ở đây mới thừa nhận “cái này là lê tàu” và các sản phẩm đăng bán tại cửa hàng là “bị vào nhầm mã” chứ không phải là lê Hàn Quốc như trong các hóa đơn đã xuất.
Theo quy định, trái cây nhập khẩu phải có thông tin về xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hóa đơn, chứng từ mua, bán trái cây để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc. Thế nhưng hiện nay tình trạng hoa quả không bảo đảm chất lượng, giả mạo xuất xứ vẫn tràn lan trên thị trường bởi người bán hiểu rõ tâm lý người mua. Hơn thế vì lợi nhuận thu được từ “mác” hàng nhập khẩu quá lớn và dễ tiêu thụ nên nhiều cơ sở bán hàng đã sử dụng chiêu trò nguỵ trang tem mác, mặc dù biết là sản phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc không bảo đảm chất lượng, nhưng vì chạy theo lợi nhuận cho nên cố tình bán các sản phẩm này cho người dân.
Theo Tổng cục QLTT, tình trạng giả nhãn hiệu, nhái thương hiệu hoặc mượn chi tiết hình ảnh của các thương nổi tiếng đã được bảo hộ là những vi phạm phổ biến nhất hiện nay đối với các hàng hóa đang lưu thông tại thị trường Việt Nam. Đáng chú ý, là tình trạng giả mạo xuất xứ trên các sản phẩm hoa quả nhập ngoại như lê, táo… đang rất phổ biến.
Để lành mạnh hóa thị trường hoa quả, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng, cùng với việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025”, các ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp trong việc kiểm soát chặt chẽ mặt hàng hoa quả nhập khẩu; có hình thức xử phạt đủ sức răn đe đối với các trường hợp thay đổi nhãn mác, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng cũng nên trang bị những nhận biết đầy đủ về tem mác với hàng hóa nhập khẩu, lựa chọn các cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng hoá không rõ xuất xứ, nguồn gốc, bảo đảm chất lượng, bảo vệ sức khỏe của chính mình và cả cộng đồng.
Cùng chủ đề
Sẽ chặn Temu, 1688, Shein nếu không tuân thủ pháp luật Việt Nam
Tái sinh vỏ hộp sữa, Vinamilk khuyến khích Gen Z, Alpha hành động vì môi trường
Đột phá sáng tạo - cách sữa đặc Ông Thọ duy trì sức hút trên thị trường gần nửa thế kỷ
Xây dựng thương hiệu nông sản Phù Yên
Lộ diện các sản phẩm 'thay áo mới' đầu tiên của Vinamilk trên dây chuyền
Người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại
21/12/2024, 12:59Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới
10/12/2024, 11:09Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét dưới 10 độ
09/12/2024, 07:01Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
05/12/2024, 14:13Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động
04/12/2024, 06:14Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8
30/11/2024, 14:001.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
28/11/2024, 15:49Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
26/11/2024, 10:33Thái Bình: Giải phóng mặt bằng hơn 112ha tại huyện Thái Thụy để làm đường cao tốc CT.08
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua huyện Thái Thụy (Thái Bình) có chiều dài 16,2km, cần giải phóng mặt bằng 112,49ha. Đến ngày 21/11, 60/69 hộ dân đã ký đơn đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời hạn 30 ngày.
Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Thời tiết Hà Nội khi vào mùa đông không chỉ mang theo cái lạnh mà còn có những lớp bụi mịn dày đặc, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) liên tục nằm trong nhóm kém và nguy hại.
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
Nhiều nơi ở Hà Nội có chất lượng không khí xấu, nồng độ bụi mịn PM2.5 gấp 20.3 lần mức cho phép. Air Visual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba thế giới trong ngày 14/11.
Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
Hà Nội đang trong thời tiết khô hanh và khó chịu nhất trong năm, không khí có độ ẩm thấp, bụi xuất hiện "trắng trời", cần đề phòng các nguy cơ bệnh hô hấp.
Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
Trend là thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng mà trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.
Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025
Theo chương trình làm việc, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
Từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí đã lên đến 197, tương ứng với thang màu đỏ. Đây là chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu.
Những năm gần đây chất lượng không khí tại Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng
Tại Hà Nội, những năm gần đây cứ đến mùa Thu - Đông thì chất lượng không khí lại ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng.