Cháu trai kể lại kỉ niệm nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh về quê ôn chuyện ngày xưa câu cá
Nghe tin nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh qua đời, người dân quê nhà Đại tướng đã vô cùng tiếc thương, ngậm ngùi kể lại những kỉ niệm xưa cũ.
Ngồi trước hiên nhà ở thôn Nam (xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), ông Lê Chương (70 tuổi, cháu kêu Đại tướng bằng bác lại) mở lời: “Lúc đầu, tôi có nghe trên mạng thông tin bác Lê Đức Anh mất, tôi chỉ mong đó là tin đồn. Vì ở quê, ai cũng yêu thương kính trọng bác”.
Nhắc đến Đại tướng, ông Chương vẫn nhớ như in những lần Đại tướng Lê Đức Anh về quê nhà thăm bà con, con cháu trong họ hàng, làng xóm.
“Bác Anh về thăm quê khoảng 7-8 lần, lần gần đây nhất là vào năm 2014. Mỗi lần về, bác Anh đều nói chuyện với họ hàng, hỏi thăm sức khỏe ra sao, động viên con cháu học tập, đi thăm làng xóm, xuống bến bãi để ôn lại những kỷ niệm ngày xưa đi câu cá…”, ông Chương nhớ lại.
Nói về Đại tướng, có một kỷ niệm mà ông Chương không bao giờ quên được. Đó là một lần Đại tướng về thăm quê đúng lúc ông Chương đi nhổ răng. Do đó, Đại tướng không gặp được ông Chương nên nói mọi người đi tìm khắp nơi nhưng không tìm thấy. Cho đến giờ, ông Chương vẫn tiếc mãi vì không được gặp Đại tượng dịp ấy.
Ông Chương kể, ông đã có 2 lần ra thăm nhà Đại tướng. Mỗi lần ra, hai bác cháu nói chuyện rất thân mật, Đại tướng luôn vô cùng quý mến con cháu đến thăm.
Cũng theo ông Chương, dù là một vị nguyên thủ quốc gia, nhưng lần nào về thôn Nam, nguyên Chủ tịch - Đại tướng Lê Đức Anh cũng rất cống hiến nhiều cho đất nước thì theo lời bác dặn, ông Chương thường khuyên nhủ con cháu cố gắng học giỏi để sau này giúp ích cho xã hội, cho đất nước.
Cạnh đó, ông Lê Trung Thành (50 tuổi, một người cháu trong dòng họ) cũng đang dọn dẹp nhà thờ phái họ Lê.
Nhắc đến Đại tướng, ông Thành cho biết, anh cũng có gặp được Đại tướng khoảng 3 lần. Ông vô cùng tự hào khi trong dòng họ có một người có nhiều đóng góp cho đất nước như Đại tướng Lê Đức Anh, ông Thành chia sẻ: “Lần nào Đại tướng về quê, nhà ông cũng rất đông bà con đến chơi, bởi cả thôn ai cũng yêu quý và kính trọng ông”.
Nhắc đến việc xây dựng nhà văn hóa Đại tướng Lê Đức Anh, ông Thành kể lại: “Khi xây nhà văn hóa đó, ông nhắc đi nhắc lại rằng nói làm sao đó thì làm, nhưng làm vừa phải thôi, phải vừa lòng dân" cùng mong muốn nơi đây sẽ là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và các em học sinh, sinh viên có điều kiện học tập, trao dồi kiến thức.
Được biết, ở nhà văn hóa Đại tướng Lê Đức Anh, người dân quê hương Nguyên chủ tịch - Đại tướng Lê Đức Anh đang gấp rút hoàn thiện khuôn viên để chuẩn bị cho người dân mọi miền đến thắp hương, đưa tiễn vị Đại tướng của dân tộc.
Đại tướng Lê Đức Anh: Vị tướng của những trận đánh lịch sửĐại tướng Lê Đức Anh là 1 trong 8 người thuộc Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cách đây 44 năm. |
Hình ảnh đẹp của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong mắt bạn bè quốc tếĐồng chí Lê Đức Anh, sinh năm 1920, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước đã từ trần ngày 22/4/2019. Hãy cùng xem lại những hình ảnh của ông khi tiếp xúc với bạn bè quốc tế. |
Tang lễ nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ được tổ chức theo nghi lễ nào?Lễ tang của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang công bố chính thức. Dưới đây quy định hiện hành về lễ tang đối với cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. |
Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Tham mưu trưởng Lê Đức AnhMột số đoạn trích chương 11: "Tham gia lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN" trong Hồi ký "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" của Đại tướng Lê Đức Anh. |