Nhiều ý kiến trái chiều quanh đề xuất giao dịch giá trị 300 triệu đồng phải báo cáo NHNN
Liên quan đến đề xuất quy định, giao dịch có giá trị lớn hơn 300 triệu đồng phải báo cáo NHNN, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo đặt ra mức giá trị này là chưa phù hợp với thực tế phát triển và hoạt động giao dịch thanh toán hiện nay.
Cơ quan soạn thảo - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022. Khoản 2 Điều 25 của Luật này quy định: "Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ".
Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng. Đối tượng áp dụng gồm tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền.
Đề nghị nâng mức giá trị giao dịch
Góp ý với đề xuất trên, Bộ Quốc phòng đề nghị, nâng định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo vì định mức 300 triệu đã được áp dụng từ năm 2013, đến nay giá trị tiền Việt Nam cũng như giá cả thị trường, số lượng giao dịch đã tăng rất nhiều lần.
Chung quan điểm, Bộ Công an cho rằng 10 năm qua đã có sự phát triển kinh tế, xã hội rất lớn nên cần điều chỉnh mức cao hơn 300 triệu đồng.
Còn Bộ Tư pháp thì phân tích: Quyết định số 20/2013 đã được ban hành cách đây gần 10 năm, đến nay tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng đã có nhiều biến đổi. Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) khuyến nghị ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo là 15.000 USD (tương đương 375 triệu đồng) và cũng không khuyến nghị cụ thể đây là mức giá trị giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hay nhiều lần trong một ngày của khách hàng.
Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc định lượng một mức giao dịch phải báo cáo sát hơn nữa so với mức khuyến nghị của FATF và nên là mức cho một lần giao dịch trong ngày.
Đại diện Ngân hàng An Bình cũng cho rằng dự thảo đặt ra mức giá trị của giao dịch lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng chưa phù hợp với thực tế phát triển và hoạt động giao dịch thanh toán hiện nay.
Thực tế việc đặt ra một ngưỡng giá trị giao dịch để thực hiện báo cáo liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, với mức giá trị là 300 triệu đồng so với hiện trạng sự phát triển kinh tế hiện nay ở Việt Nam chưa hoàn toàn phù hợp.
"Các đối tượng báo cáo phát sinh trong một ngày số lượng giao dịch có giá trị trên 300 triệu đồng rất lớn, đặc biệt khách hàng là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Nếu đặt ra hạn mức như trên thì số lượng báo cáo phát sinh trong một ngày rất lớn", đại diện ngân hàng An Bình góp ý.
Đại diện ngân hàng khẳng định, mức giao dịch 300 triệu đồng không quá lớn và khả năng liên quan đến hoạt động rửa tiền không thực sự cao. Do đó cần phải xem xét lại nội dung này theo một trong 2 hướng: Thứ nhất, nâng cao hơn nữa mức giá trị giao dịch phải báo cáo để phản ánh đúng bản chất cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay; thứ hai, không quy định nội dung này.
Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quan điểm
Trong hồ sơ gửi tới Bộ Tư pháp phục vụ công tác thẩm định, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo chuẩn mực của FATF, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 15.000 USD tương đương 375 triệu đồng. Mức này, không phân biệt đối với tổ chức và cá nhân.
Theo Ngân hàng nhà nước, việc quy định mức 300 triệu đồng kế thừa từ Quyết định 20/2013, tuy thấp hơn mức của FATF nhưng sẽ đảm bảo chặt chẽ hơn so với khuyến nghị và có hiệu quả hơn trong công tác phòng chống rửa tiền.
Đáng chú ý, cùng với những lý do nói trên thì Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, quy định này góp phần hạn chế sử dụng, thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam, do vậy, cần tiếp tục quy định mức 300 triệu đồng như Dự thảo.
Cho ý kiến về quy định này, ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, điều này phù hợp với nhu cầu phát triển thị trường tài chính bền vững của Việt Nam.
Theo ông Thành, chống khủng bố, tham nhũng, rửa tiền là công cuộc mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, Việt Nam cũng đặc biệt lưu ý. Đây cũng không phải là lần đầu chúng ta làm chuyện này. Những việc gắn với sự phát triển xã hội, làm trong sạch xã hội thì nên làm, đặc biệt trong giai đoạn các hoạt động rửa tiền đang gia tăng như hiện tại. Việc yêu cầu báo cáo với những giao dịch có giá trị lớn sẽ giúp cơ quan Nhà nước dễ kiểm soát những giao dịch có dấu hiệu đột biến, bất thường và cũng nhằm khiến những hành vi phạm pháp sớm bị ngăn chặn từ trước khi diễn ra.
Không những thế, những quy định chặt chẽ trong Luật Phòng chống rửa tiền còn gắn liền với các cam kết quốc tế, phù hợp với các thông lệ quốc tế. “Trong bối cảnh chúng ta đang muốn xây dựng hệ thống các trung tâm tài chính trong đó có dòng tiền mang tính chất xuyên biên giới, tính chất toàn cầu thì nghị định này lại càng cần thiết để đáp ứng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế”, ông Thành nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Công an: Xử lý dứt điểm nạn đua xe
07/11/2024, 14:46Bão Yinxing đang hướng vào Biển Đông
07/11/2024, 14:39Vấn nạn 'quái xế': Không thể tiếp tục “giơ cao đánh khẽ”
05/11/2024, 16:08Không khí lạnh tăng cường, có nơi xuống dưới 15 độ
05/11/2024, 11:32Miền Trung chủ động ứng phó với đợt mưa lũ lớn từ 3-10/11
04/11/2024, 15:50Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
02/11/2024, 20:39Miền Bắc ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh
Thời tiết hôm nay ngày 2/11, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù. Đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.
Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.
Thủ tướng yêu cầu điều hành giá điện theo lộ trình, phải phù hợp với mức chi trả của người dân
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu điều hành giá điện theo lộ trình và phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân.
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Chiều ngày 31/10, Ủy ban xã hội (UBXH) của Quốc hội đã tổ chức họp thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, quy định mới về giao dịch chứng khoán, quy định mới về mức lãi suất… là những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Hà Nội: Tăng cường xử lý, tuyên truyền về an toàn giao thông tới học sinh
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; xử lý vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh của Công an thành phố Hà Nội, vừa qua, các đội cảnh sát giao thông đã liên tục ra quân, xử lý kết hợp tuyên truyền bằng nhiều hình thức về luật an toàn giao thông tới phụ huynh và học sinh.
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày mai
Tại kỳ điều hành ngày sắp tới (31/10), giá xăng được dự báo giảm nhẹ 1 - 1,8% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Hà Tĩnh: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các khu kinh tế và công nghiệp trọng điểm
Tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án quy mô lớn từ các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước nhằm xây dựng nền tảng cho một khu vực công nghiệp chủ chốt.
Quảng Bình mưa lớn kéo dài, nhiều địa phương bị ngập nặng
Do ảnh hưởng của bão số 6, những ngày qua , tỉnh Quảng Bình có mưa lớn kéo dài, hơn 15.000 nhà dân bị ngập sâu trong nước.