Thứ hai, 04/09/2023, 11:54 AM
  • Click để copy

Nhìn từ việc cho vay dự án bất động sản chưa đầy đủ pháp lý và nợ xấu ở NamABank, VietABank và Sacombank

Thanh tra Chính phủ vừa có Thông báo kết luận số 1361/TB-TTCP đề ngày 15/6/2023, trong đó đã chỉ ra một loạt sai phạm của VietABank, NamABank và Sacombank. Đáng chú ý có việc Sacombank cho vay tại dự án Sài Gòn Bình An (nay là The Global City do Masterise Homes phát triển).

Ngân hàng Việt Á

Ngân hàng Việt Á

Loạt dự án chưa đủ pháp lý, VietABank vẫn giải ngân

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013-2017 mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) là một trong các ngân hàng bị chỉ điểm với nhiều sai phạm trong hoạt động tín dụng.

Tại thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ cho vay của VietABank là 38.770 tỷ đồng, nợ xấu là 525,7 tỷ đồng, chiếm 1,36% tổng dư nợ. Đến thời điểm 30/6/2018, tổng dư nợ cho vay là 37.673 tỷ đồng, nợ xấu là 941 tỷ đồng (tăng 415,3 tỷ đồng) chiếm 2,5% tổng dư nợ, nếu tính cả bán nợ cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ xấu là 8,2% tương ứng 3.504 tỷ đồng.

Kiểm tra 14 hồ sơ cấp tín dụng với tổng dư nợ là 6.510 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ VietABank thẩm định, phê duyệt cho vay khi dự án chưa đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án (Công ty cổ phần Đầu tư PHD).

Việc thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác, thu thập không đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay với các khách hàng được cấp tín dụng là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hưng Thịnh Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư PHD.

VietABank cũng chưa phân loại nợ đúng quy định với Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và phát triển Nhà Vicoland, Công ty cổ phần Điện Bình Thủy Lâm Đồng. Theo quy định nợ của các khách hàng này phải chuyển sang nhóm 4 và 5 nhưng vẫn được ngân hàng giữ ở nhóm 1. Điều này không đúng quy định tại Thông tư 02 (năm 2013) và Thông tư 09 (năm 2014) của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh tra Chính phủ đánh giá: “Ngân hàng TMCP Việt Á cho khách hàng vay góp vốn theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh ký với chủ đầu tư dự án, bản chất là giải ngân vốn cho chủ đầu tư để thực hiện dự án, trong khi các dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa đủ điều kiện huy động vốn; các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định, vi phạm quy định về điều kiện vay vốn của Ngân hàng Nhà nước”.

2 khách hàng của VietABank đang còn dư nợ (thời điểm 10/10/2021) là Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland, dư nợ 500 tỷ đồng, nợ nhóm 5 (dư nợ có khả năng mất vốn) và Công ty CP Đầu tư PHD, dư nợ 483 tỷ đồng, nợ nhóm 1.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank) được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng là: Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng. VietABank hiện do ông Phương Thành Long làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Văn Trọng làm quyền Tổng giám đốc.

NamABank: “Giấu” hàng ngàn tỷ đồng nợ xấu!

Ngân hàng Thương mại CP Nam Á hiện do ông Trần Ngô Phúc Vũ làm Chủ tịch HĐQT và ông Trần Ngọc Tâm làm Tổng giám đốc.

Tại Thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng nêu nhiều sai phạm của NamABank.

Cụ thể, việc xử lý nợ xấu theo Đề án 843, Ngân hàng TMCP Nam Á chưa kịp thời chuyển nhóm nợ xấu (nợ nhóm 3) đối với các khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng. Cụ thể, tại báo cáo ngày 27/1/2016 của Cục II: Đến thời điểm 31/12/2015, còn 17 khoản vay, dư nợ 3.779 tỷ đồng chưa thu hồi nhưng NamABank chưa chuyển nợ nhóm 3, trong khi NamABank báo cáo Ngân hàng Nhà nước nợ xấu thời điểm 31/12/2015 là 260 tỷ đồng, chiếm 0,99% dư nợ.

Nếu thực hiện chuyển nhóm nợ theo quy định đối với các khoản dư nợ sai phạm chưa thu hồi theo Kết luận thanh tra, tỷ lệ nợ xấu của NamABank tại thời điểm ngày 31/12/2015 là 15,41%.

Tương tự, tại thời điểm ngày 31/12/2017, nếu NamABank thực hiện chuyển nhóm theo quy định (nhóm 3) đối với 4 khách hàng, dư nợ 514 tỷ đồng kiến nghị thu hồi trước thời hạn theo Kết luận thanh tra số 14/KL-CucII.5 ngày 16/6/2017, tỷ lệ nợ xấu của NamABank là 2,93%, trong khi báo cáo Ngân hàng Nhà nước chỉ là 1,12%.

Ngân hàng NamABank.

Ngân hàng NamABank.

Về phương án tái cơ cấu, sáp nhập, tái cơ cấu sau sáp nhập, Thông báo Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhận định: Phương án Ngân hàng Nam Á được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chưa bổ sung thực trạng và giải pháp, lộ trình khắc phục những tồn tại trong việc tổ chức tín dụng này chưa chấp hành đúng tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động và vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần của thể nhân và người có liên quan theo Kết luận thanh tra của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng; Chưa đưa ra lộ trình thu hồi vốn, thoái vốn một số khoản đầu tư chưa hiệu quả (Công ty CP Địa ốc Hòa Bình; Công ty CP Chứng khoán Beta).

Báo cáo tài chính mới nhất của NamABank tại Quý II/2023 (tính đến ngày 30/6/2023), nhóm nợ xấu tiếp tục tăng nhanh ở ngân hàng này. Cụ thể, nhóm nợ xấu ở NamABank tăng từ 1.945 tỷ đồng (thời điểm 31/12/2022) lên 3.515 tỷ đồng (thời điểm 30/6/2023), tức là tăng 1.570 tỷ đồng nợ xấu chỉ trong vòng 6 tháng.

Sacombank, The Global City và Masterise Homes

Cũng theo Thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), thời điểm ngày 31/8/2018 đã cho 09 khách hàng (gồm: Công ty CP Him Lam Thủ Đô, Công ty CP Đầu tư Hồng Bàng, Công ty CP Đầu tư xây dựng Bảo Lộc, Công ty CP Đầu tư TMDV Nam Thắng, Công ty CP TMXD Công Phúc, Công ty CP Hạ tầng Bảo Tín, Công ty CP ĐTXD Việt Phú Mỹ, Công ty CP QLĐTXD Việt Hà, Công ty CP XDTMDVDL Hiệp Ân) vay 9.262 tỷ đồng (chiếm 48,52% vốn tự có của Sacombank), mục đích vay vốn là để nhận chuyển nhượng và đầu tư cùng 01 dự án (Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An). Các DN này đều không trực tiếp thực hiện dự án mà vay vốn để chuyển cho bên thứ 3 thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng các phân khu thuộc dự án.

Thanh tra Chính phủ đánh giá, nhóm 09 khách hàng trên có một số thiếu sót, vi phạm như: Một số khách hàng cung cấp số liệu báo cáo tài chính có sự sai lệch so với báo cáo gửi cơ quan Thuế; Sacombank chưa kiểm soát chặt chẽ việc một số khách hàng cùng vay vốn tại Sacombank và ngân hàng khác để giải ngân cho hợp đồng chuyển nhượng phân khu thuộc dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An của Công ty SDI; Việc kiểm tra sau cho vay chưa ghi nhận, đánh giá đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khó khăn về pháp lý của dự án, dự án chậm tiến độ, phát sinh chi phí lãi vay lớn…; Rủi ro, bất cập trong xác định tính pháp lý của tài sản đảm bảo dùng thế chung cho khoản vay của 09 khách hàng là toàn bộ các quyền tài sản/lợi ích thu được từ Dự án KĐT Sài Gòn Bình An trong điều kiện dự án chưa có đầy đủ các hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu dự án.

Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An, nay là The Global City do Masterise Homes phát triển.

Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An, nay là The Global City do Masterise Homes phát triển.

Thanh tra Chính phủ xác định, việc chuyển mục đích sử dụng từ dự án Khu liên hiệp sân golf – thể dục thể thao và nhà ở sang dự án KĐT Sài Gòn Bình An, chủ đầu tư và cơ quan chức năng đang trong quá trình xác định lại tiền sử dụng đất nên chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Rủi ro nữa là toàn bộ quyền tài sản/lợi ích thu được mà chủ đầu tư, kinh doanh, khai thác Dự án KĐT Sài Gòn Bình An do khách hàng vay vốn (bên nhận chuyển giao quyền tài sản) không được tiếp tục thừa kế quyền và nghĩa vụ thực hiện dự án đang dở dang theo quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng.

Trước đó, vào tháng 5/2021, Dự án KĐT Sài Gòn Bình An bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra một loạt sai phạm tại Kết luận số 757/KL-TTCP. Theo Thanh tra Chính phủ, pháp luật quy định rõ dự án do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư thì phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Vậy nhưng ngày 28/4/2016, Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh lại ra có Quyết định số 1038/QĐ-TCMT-CCBVMT phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án.

Cùng với đó, ngày 15/02/2017, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 224/TTg-CN chấp thuận đầu tư Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, Sở TN&MT và UBND TP Hồ Chí Minh chưa thực hiện các thủ tục đầu và chưa tính, thu tiền sử dụng đất theo quy định.

Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng UBND TP.HCM có Quyết định số 6292/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Sài Gòn Bình An với tầng cao xây dựng tối đa 30 tầng trước khi có Văn bản số 305/TC-QC ngày 01/9/2016 Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình là thực hiện không đúng trình tự quy định tại Khoản 5, Điều 4 Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ.

Việc UBND TP.HCM không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe đối với khối nhà ở, nhà ở chung cư kết hợp thương mại dịch vụ, Thanh tra Chính phủ cho rằng chưa phù hợp quy định về đảm bảo các yêu cầu khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà và đảm bảo diện tích đỗ xe được quy định tại điểm 3, Khoản 2.8.6, Mục 2.8 Chương II của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng.

Đối với khu tái định cư 10ha, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh xem xét, cân đối với thực tế để quyết định việc điều chỉnh mục đích sử dụng đất sau khi hoàn thành việc bố trí tái định cư cho dự án theo thẩm quyền quy định, tránh lãng phí đất đai.

Vào tháng 01/2022, Masterise Homes công bố thông tin liên quan đến kế hoạch phát triển dự án Sài Gòn Bình An với tên gọi mới là The Global City. Trong một thông tin phát đi ngay sau đó, Masterise Homes cũng cho biết hiện là đơn vị phát triển dự án này.

Đến tháng 03/2022, báo chí thông tin rầm rộ về việc Masterise Group chào giá tới 400 triệu đồng/m2 tại dự án từng “tai tiếng” Global City (tên cũ là Sài Gòn Bình An).

Liệu cùng một khu đất, sau nhiều lần sang tên - đổi chủ, dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An (nay là The Global City) có khởi sắc? Những sai phạm trước kia đã được giải quyết dứt điểm hay chưa? 09 doanh nghiệp cùng mang 01 dự án (nay là The Global City) đi thế chấp để vay 9.262 tỷ đồng của Sacombank đã được giải quyết như thế nào? Một loạt rủi ro trong tín dụng, pháp lý mà Thanh tra Chính phủ chỉ ra liệu có được nhà đầu tư giải quyết nhằm trấn an khách hàng.

Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay

20/11/2024 06:25

Trong năm 2023, lãi suất cho vay bình quân đã giảm mạnh và tiếp tục giảm thêm 0,76%/năm trong 10 tháng đầu năm 2024.

Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận bàn giao sổ hồng

Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận bàn giao sổ hồng

19/11/2024 20:45

Ngày 12/11, đại diện chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp The Diamond Residence (25 Lê Văn Lương, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao chính thức những sổ hồng đầu tiên cho cư dân The Diamond Residence (25 Lê Văn Lương, Hà Nội)

VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập

VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập

19/11/2024 16:50

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.

Đặc quyền tinh hoa tại Newtown Diamond: Cuộc sống 5 sao bên sân gôn thời thượng

Đặc quyền tinh hoa tại Newtown Diamond: Cuộc sống 5 sao bên sân gôn thời thượng

15/11/2024 10:27

Nằm ngay cạnh Legend Danang Golf Resort – một trong 100 sân gôn hàng đầu thế giới theo bình chọn của tạp chí Golf Digest, tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond mang tới những trải nghiệm tinh hoa của cuộc sống đẳng cấp 5 sao giúp khẳng định và tôn vinh vị thế của các chủ nhân tương lai.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

14/11/2024 16:52

Giá xăng giảm cao nhất là 292 đồng/lít đối với mặt hàng xăng E5RON92 tại kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024.

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng

13/11/2024 16:08

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.

Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung

Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung

13/11/2024 16:07

Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.

Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn

Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn

13/11/2024 16:06

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk

13/11/2024 16:06

Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Xem thêm