Những điều cần biết về tai nạn thương tích ở trẻ em mầm non và học sinh
Tai nạn thương tích (TNTT) là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của những năng lượng cơ học, nhiệt, điện hóa học, phóng xạ với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng của cơ thể người. Ngoài ra, TNTT còn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu oxy trong đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh.
Cũng có thể hiểu TNTT là những sự việc xảy ra bất ngờ, gây tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bị nạn, trường hợp nặng có thể tử vong.
Trẻ em mầm non, học sinh rất dễ bị TNTT bởi vì ở lứa tuổi này trẻ thường hiếu động, thích tò mò, khám phá, chinh phục thử thách, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh
TNTT gây nên do có sự cố ý của người bị tai nạn hay của cả người khác (tự tử, giết người, đánh nhau) được gọi là TNTT có chủ động. Những TNTT gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT hay của những người khác được gọi là TNTT . Ở trẻ em, học sinh rât hay gặp loại TNTT không chủ động.
Thực trạng TNTT trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam
Theo tổ chức Y tế thế giới tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng thương tật và thương vong, đây là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe cộng đồng trên thế giới.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có trên 5 triệu trường hợp tử vong, hàng chục triệu người bị thương do tai nạn thương tích trên toàn thế giới. Mỗi năm có tới trên 1,2 triệu trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Trên 2/3 số trường hợp đó xảy ra tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trung bình mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900 ngàn trẻ em và trẻ vị thành niên thuộc tuổi học sinh bị tử vong do tai nạn thương tích (TNTT), trong đó có 90% bị TNTT bất ngờ không chủ ý. Các TNTT này xảy ra ngay ở trường học hoặc trên đường đến trường.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, tai nạn thương tích cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi. Trung bình một năm có 334.471 trường hợp trẻ em và vị thành niên mắc tai nạn thương tích và 7.187 trường hợp tử vong. Tỷ suất tử vong trung bình/năm là 23,01/100.000 trẻ em và vị thành viên, chiếm 20,03% tổng số tử vong do TNTT trên toàn quốc. Trong đó, tử vong trẻ em nhóm 0-4 tuổi chiếm 23,65%; từ 5-9 tuổi chiếm 17,22%; từ 10-14 tuổi chiếm 18,86%; 15-19 tuổi chiếm 40,28%
Các yếu tố nguy cơ gây TNTT ở trẻ em mầm non và học sinh
Các yếu tố nguy cơ gây TNTT có thể chia thành 3 nhóm:
1 - Yếu tố xã hội:
Trước đây TNTT ở trẻ em hay gặp ở các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, TNTT ở trẻ em các nước đang phát triển được coi là hậu quả không thể tránh khỏi do sự gia tăng cơ giới hóa phương tiện giao thông, đô thị hóa và sự thay dổi công nghệ,v.v. Những nước điều kiện kinh tế xã hội còn thấp thường dễ bị một số nguy cơ TNTT do lửa, đánh nhau, bạo lực học đường..
2 - Yếu tố con người: TNTT thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Đặc điểm giới: Thông thường nam giới có nguy cơ gây TNTT cao hơn nữ giới. Các TNTT do điện giật, đánh nhau, tai nạn giao thông là nguyên nhân thường gặp ở trẻ em trai, còn trẻ em gái hay gặp TNTT như bỏng lửa, ngộ độc.
+ Đặc điểm lứa tuổi: Trẻ dưới 5 tuổi thường hay gặp các nguy cơ gây TNTT ngay trong nhà ở của mình như dị vật rơi vào đường tiêu hóa, đường thở, ngã, điện giật. Trẻ từ 6 đến 13 tuổi thường bị ngã, đuối nước, điện giật, động vật cắn. Trẻ tứ 13 đến 18 tuổi thường hay bị tai nạn giao thông, đuối nước, vật sắc nhọn, ngộ độc, đánh nhau..
+ Đặc điểm do nhận thức, hành vi: Những trẻ không được giáo dục về an toàn, cũng như người lớn không hiểu biết về các yếu tố nguy cơ sẽ rất dễ gây ra TNTT cho trẻ em.
+Tình trạng sức khỏe: Trẻ em, người lớn bị rối loạn tâm thần có nguy cơ bị và gây TNTT do bỏng, đánh nhau, chết đuối, ngộ độc.
+ Sử dụng các chất gây kích thích: Trẻ en và người lớn sử dụng rượu bia, ma túy có nguy cơ cao với TNTT do lửa, ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông.
3 - Yếu tố môi trường:
+ Môi trường vật chất:
- Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà như ổ cắm điện, cầu dao, dao kéo, thuốc trừ sâu, động vật cắn, bếp lửa.
- Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường học như ngã, ngộ độc thực phẩm, chấn thương do bàn ghế bị hỏng nhưng chưa kịp thời sửa chữa,..
- Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở cộng đồng như đuối nước do nhiều ao hồ, sông suối, tai nạn giao thông do cơ sở hạ tầng đường giao thông xuống cấp, không sữa chữa kịp thời.
+ Môi trường phi vật thể:
- Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn, phòng chống TNTT chưa đồng bộ.
- Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa có các biện pháp thực hiện đầy đủ, chưa kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử phạt rõ ràng.
- Giáo dục về an toàn, phòng tranh TNTT chưa thực hiện đầy đủ ở gia đình và nhà trường, nhận thức còn hạn chế.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em mầm non và học sinh
- Nguyên tắc và mục đích phòng tránh TNTT
+ Phòng tránh chủ động:
Muốn phòng tránh chủ động TNTT đòi hỏi phải có sự tham gia và hợp tác của đối tượng cần được bảo vệ đó là trẻ em mầm non và học sinh. Hiệu quả của việc phòng tránh TNTT phụ thuộc vào việc các em có kỹ năng thực hiện các biện pháp phòng tránh hay không.
Mục đích của phòng tránh chủ động là giáo dục thay đổi hành vi của trẻ em, học sinh để các em tự giác thực hiện các quy định, nội quy của nhà trường trong phòng tránh TNTT.
+ Phòng tránh thụ động:
Phòng tránh thụ động là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát TNTT. Biện pháp này không đòi hỏi phải có sự tham gia của đối tượng cần được bảo vệ. Nhà trường phải phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ra TNTT và có các biện pháp để ngăn ngừa kịp thời.
Mục đích của phòng tránh thụ động là làm thay đổi môi trường, phương tiện được sử dụng có thể gây TNTT cho trẻ em, học sinh.
-Các cấp độ phòng tránh TNTT:
+ Dự phòng cấp độ 1: Dự phòng trước khi tai nạn xảy ra
Dự phòng để không xẩy ra TNTT bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây TNTT. Ví dụ: Nhà trường yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng thí nghiệm, sử dụng các phương tiện, thiết bị an toàn khi tập thể dục, chơi thể thao, khi cho trẻ chơi ngoài trời..
+ Dự phòng cấp độ II: Dự phòng trong khi tai nạn xảy ra
Dự phòng để làm giảm mức độ nghiêm trọng của thương tích khi tai nạn xảy ra. Ví dụ: Đội mũ bảo hiểm để đề phòng chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xẩy ra.
+ Dự phòng cấp độ III: Dự phòng sau khi tai nạn xảy ra
Dự phòng để làm giảm thiểu hậu quả sau tai nạn thương tích xẩy ra: Sơ cấp cứu khẩn trương với hiệu quả tối đa để giảm thiểu hậu quả của TNTT, tàn tật, tử vong và thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng giúp cho nạn nhân hồi phục tốt các chức năng của cơ thể.
Gia đình, nhà trường và cộng đồng thực hiện tốt việc phòng tránh TNTT theo ba cấp độ trên sẽ góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ em mầm non và học sinh bị TNTT cũng như giảm thiểu tỷ lệ bệnh tật và tử vong do TNTT gây ra.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc ứng phó với cơn bão số 3
10/10/2024, 15:0470 năm Ngày Giải phóng Thủ đô - Mốc son chói lọi lịch sử
10/10/2024, 14:59“Khai tử” nhà siêu mỏng, siêu méo
09/10/2024, 12:22Vì sao Hà Nội huỷ kết quả đấu giá 3 mỏ cát khủng gần 1.700 tỷ đồng?
09/10/2024, 12:16Bão số 3 làm giảm tốc độc tăng trưởng kinh tế khoảng 0,15%
08/10/2024, 15:08Trước 20/10 phải có Tờ trình gửi Quốc hội về đường sắt tốc độ cao
07/10/2024, 14:54Kon Tum liên tiếp xảy ra 6 trận động đất chỉ trong 1 giờ
07/10/2024, 14:46Hải Dương: Kiến nghị xử lý 10 sự cố đê điều trên địa bàn với tổng kinh phí 130 tỷ đồng
Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến nhiều tuyến đê tại Hải Dương xuất hiện sự cố. Mặc dù các sự cố đã được tỉnh này xử lý cơ bản nhưng để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý 10 sự cố đê điều.
Dự báo thời tiết ngày 3/10: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm se lạnh
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tối và đêm nay, thời tiết Hà Nội đêm không mưa, nhiệt độ dao động trong khoảng 19-21 độ trời lạnh.
Bão số 5 đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại
Trong bản tin phát đi lúc 8 giờ sáng nay (3/10), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 5 đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại vùng biển này.
Nước Anh đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng, thúc đẩy năng lượng tái tạo
Nước Anh chính thức đóng cửa nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar của Nottinghamshire, chính thức chấm dứt 142 năm sử dụng điện than để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 286/KH-UBND về việc tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Bão Krathon mạnh cấp 16 chính thức vào biển Đông
Bão Krathon mạnh cấp 16, giật trên cấp 17 đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bãi bỏ 13 Thông tư trong lĩnh vực đất đai
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố dự thảo Thông tư bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phát hiện núi có dấu hiệu sạt lở, Nghệ An di dời khẩn cấp 4 hộ dân
Sau khi phát hiện trên núi Pù Mèo ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong (Nghệ An) xuất hiện vết nứt lớn kéo dài, chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời 4 hộ dân đến nơi an toàn.