Những kịch bản về đường đi của cơn bão mới
Đến 1h ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, trên khu vực Bắc Biển Đông. Tất cả các mô hình dự báo hiện tại của Việt Nam và Quốc tế đều thống nhất cường độ của cơn bão mới này sẽ không mạnh như siêu bão YAGI.

Dự kiến hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (Ảnh: NCHMF).
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết lúc 1h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vào khoảng 17 độ Vĩ Bắc; 122 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo Lu Dông (Philippines).
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km/h.
Đến 1h ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão cấp 8, giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 25km.
Rạng sáng hôm sau, bão số 4 trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9, giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km/h.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Do tác động của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10 (89-102km/h), biển động mạnh.
Chia sẻ về đường đi của cơn bão này, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, vị trí hình thành của cơn ATNĐ hiện nay khá giống với siêu bão YAGI, cùng ở khu vực phía Đông của đảo Lu Dông (Philippin). Tuy nhiên điều kiện môi trường hiện nay không thuận lợi. Áp thấp nhiệt đới đang phải chia sẻ lượng ẩm với cơn bão Pulasan (đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương). Vì thế, khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới không mạnh ngay thành bão mà phải mất thêm khoảng 1 - 2 ngày.
Mặt khác, khi vào Biển Đông, trường dòng dẫn quy mô lớn từ áp cao cận nhiệt đới cũng đang có biến động nhiều. Ngoài ra vào khoảng giai đoạn từ sau ngày 19/9, còn có khả năng một khối không khí lạnh nhẹ đầu mùa từ phía Bắc di chuyển xuống.
Tất cả những điều kiện khí quyển hiện tại và tương lai khiến cho đường đi của áp thấp nhiệt đới, sau sẽ là cơn bão sẽ phức tạp hơn nhiều so với siêu bão YAGI.
Có 2 kịch bản xảy ra. Kịch bản 1, bão sẽ di chuyển về khu vực Trung Trung Bộ. Kịch bản 2, bão sẽ đổi hướng Tây Bắc đi về Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Tất cả các mô hình dự báo hiện tại của Việt Nam và Quốc tế đều thống nhất cường độ của cơn bão mới này sẽ không mạnh như bão YAGI. Trước mắt, cần lưu ý về khả năng tác động của gió mạnh, sóng lớn trên biển khu vực phía Đông của khu vực Bắc của Biển Đông (Phía Đông kinh tuyến 114; phía Bắc vĩ tuyến 14).
Cùng chủ đề
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vùng mưa mở rộng tới miền Bắc
Miền Trung ngổn ngang sau khi bão số 4 - Noru đổ bộ
Tin bão mới nhất sáng 28/9 cơn bão số 4 - bão Noru trên đất liền
Để tránh sức ảnh hưởng của cơn bão số 4: 9 địa phương cho học sinh nghỉ học
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4

Chính phủ dự kiến trình phương án giảm khoảng 50% cấp tỉnh
12/03/2025, 14:34
22 lô đất đấu giá ở Hà Đông bị bỏ cọc
12/03/2025, 14:30
Luật Báo chí (sửa đổi): Động lực mới thúc đẩy kinh tế báo chí
12/03/2025, 14:26
Người có bằng lái ô tô được miễn thi lý thuyết sát hạch xe máy
10/03/2025, 10:12
Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước
10/03/2025, 10:09
Sẽ áp dụng quy chuẩn mới đối với nước thải công nghiệp
10/03/2025, 10:07
Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
Theo tính toán, trong năm 2025, dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM cần 4,7 triệu m3 cát để thi công nhưng đến nay mới có 1,55 triệu m3 đưa về công trường.
Đấu giá lại 54 lô đất từng bị bỏ cọc ở Thanh Oai, giá trúng tiếp tục gây bất ngờ
Huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã tổ chức đấu giá thành công 54 lô đất tại xã Thanh Cao đã từng bị bỏ cọc hồi năm 2024, giá trúng cao nhất hơn 100,5 triệu đồng/m2.
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
Từ 1/3/2025, loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực. Điển hình như quy định về lệ phí trước bạ ô tô điện, Bộ Nông nghiệp và Môi trường bắt đầu đi vào hoạt động...
Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát người nghiện ma túy và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
Bộ Công an sẽ chính thức tiếp nhận công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai từ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội từ ngày 1/3/2025 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát người nghiện và hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố sẽ quyết tâm khởi công cầu Tứ Liên ngày 19/5, cầu Trần Hưng Đạo trước 30/9, cầu Ngọc Hồi sẽ khởi công khi Thủ tướng chấp thuận đầu tư.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở giao thông vận tải dừng sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ 1/3
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở giao thông vận tải dừng tổ chức các kỳ sát hạch và dừng tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch, hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ ngày 1/3.
Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02
Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.