Những thời điểm không nên uống nước dừa
Nước dừa rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên có những thời điểm không nên uống nước dừa vì có thể gây hại cho cơ thể.
Những thời điểm không nên uống nước dừa
Nước dừa từ lâu đã được biết đến là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những thức uống tốt nhất để chống lại cái nóng bức mùa hè và cũng là một đồ uống thể thao tự nhiên giúp tăng cường năng lượng tức thì. Thành phần trong nước dừa có chứa hàm lượng calo thấp, các enzym và khoáng chất tự nhiên như kali nên đây là một loại đồ uống có hương vị thơm ngon. Mặc dù, tốt nhưng không phải thời điểm nào cũng có thể uống được. Dưới đây là những thời điểm không nên uống nước dừa:
Ngay sau khi đi nắng về
Ngay khi vừa đi ngoài trời nắng nóng về, bạn không nên uống nước dừa vì dễ gây trúng gió. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.
Ngay sau khi luyện tập thể thao
Sau khi bạn vừa luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc, cơ thể vẫn còn đang mệt mỏi, bạn không nên uống nước dừa ngay lập tức. Nếu uống nước dừa vào lúc này sẽ khiến chân tay buồn rũ, giảm sự dẻo dai, nhanh nhạy.
Buổi tối
Uống nước dừa buổi tối dễ khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng. Nếu muốn uống nước dừa buổi tối, tốt nhất nên uống ít, uống từng ngụm nhỏ từ từ.
Người thể trạng yếu hoặc đang bị tiêu chảy
Nếu bạn đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hoặc cơ thể yếu cũng không nên uống nước dừa. Bởi nước dừa có tính hàn sẽ khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn.
Nên uống nước dừa vào thời điểm nào?
Trước và sau bữa ăn: Uống một cốc nước dừa giải khát trước bữa ăn, nhất là uống nước dừa sáng sớm, sẽ giúp dạ dày cảm giác no lâu và giúp ngăn ngừa thói quen ăn quá nhiều trong một ngày dài sau đó. Nước dừa chứa ít calo và dễ tiêu. Uống nước dừa có tác dụng tiêu hóa nên sẽ giúp tiêu hóa nhanh và ngăn ngừa đầy hơi sau bữa ăn.
Trước khi đi ngủ: Hương thơm ngọt ngào và dễ chịu của nước dừa từ lâu đã được biết là có tác dụng tâm lý giúp giảm lo lắng và làm chậm nhịp tim, chống lại căng thẳng, xoa dịu tâm trí giúp con người dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Đồng thời, uống nước dừa trước khi đi ngủ có thể giúp đào thải tất cả các chất độc ra ngoài và làm sạch đường tiết niệu, phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu hay các bệnh lý khác. Nếu đi ngủ sau một bữa nhậu đầy rượu bia, uống nước dừa sẽ giúp bù nước, chống lại cảm giác nhức đầu, buồn nôn vào sáng hôm sau và cũng phục hồi các chất điện giải bị mất, làm cho cơ thể cảm thấy sảng khoái hơn khi thức dậy.
Sau luyện tập thể lực: Nói về các loại thức uống thể thao tốt cho sức khỏe, cái tên đầu tiên được nhắc đến chính là nước dừa. Sau khi chạy bộ đường dài, nước dừa là món giải khát và tăng cường năng lượng tuyệt vời, bổ sung các chất điện giải bị mất qua mồ hôi. Chính vì vậy, đây còn được mệnh danh là thức uống của thiên nhiên kỳ diệu và khó có gì khác thay thế được.
Trên đây là những thời điểm không nên uống nước dừa.
TIN LIÊN QUAN
Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8
30/11/2024, 14:001.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
28/11/2024, 15:49Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
26/11/2024, 10:33Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
23/11/2024, 11:45Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
19/11/2024, 14:15Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
14/11/2024, 10:56Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
01/11/2024, 15:18Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
Trend là thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng mà trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.
Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025
Theo chương trình làm việc, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
Từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí đã lên đến 197, tương ứng với thang màu đỏ. Đây là chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu.
Những năm gần đây chất lượng không khí tại Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng
Tại Hà Nội, những năm gần đây cứ đến mùa Thu - Đông thì chất lượng không khí lại ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng.
Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí
Chỉ số từ các trạm quan trắc không khí tại Hà Nội cho thấy chất lượng không khí đang ở ngưỡng xấu, kém. Theo các chuyên gia, điều này tác động xấu tới sức khỏe.
Dự báo đợt ô nhiễm không khí ở miền Bắc sẽ kéo dài đến đầu năm sau
Tình trạng ô nhiễm không khí đã quay trở lại Hà Nội làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân khi hàng loạt các điểm đo cảnh báo nguy hại.
Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm tại Chí Linh và Kinh Môn
Chi cục Kiểm lâm Hải Dương vừa phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm tại TP.Chí Linh và thị xã Kinh Môn. Hai địa phương này hiện có 10 khu vực nguy cơ cao cháy rừng.
Sáng nay, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe
Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual, trong sáng nay, (7/10), Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI là 168, mức có hại cho sức khỏe.
[Infographic] Lũ ống, lũ quét và những điều cần lưu ý
Lũ quét, lũ ống và sạt lở đất đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về cả người lẫn tài sản. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại từ những hiện tượng thời tiết này là rất cần thiết.