Thứ tư, 16/11/2022, 06:15 AM
  • Click để copy

Nợ xấu tại hệ thống các ngân hàng tăng nhanh chóng, sau khi Thông tư 14 kết thúc

Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn về chất lượng tài sản do nợ xấu tăng nhanh sau khi Thông tư 14 kết thúc.

Từ ngày 30/6/2022, Thông tư 14 năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho vay khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 đã chính thức hết hiệu lực. Thêm vào đó, những biến động trên thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, xu hướng lãi suất tăng cũng khiến vấn đề nợ xấu được chú ý hơn trong kỳ báo cáo tài chính quý 3.

Trong quý 3 vừa qua, nợ xấu tại nhiều ngân hàng cũng đã có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê số liệu báo cáo tài chính quý 3/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 30/9/2022, tổng nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng ở mức gần 129,8 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với đầu năm.

67-1668483570-no-xau-la-gi-1-15900320495101724733838

Trong đó, đáng chú ý, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 9 tăng mạnh tới 62,5% so với đầu năm, lên gần 72,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,8% tổng nợ xấu, so với tỷ trọng 44% hồi đầu năm.

Tại NCB, tổng nợ xấu nội bảng tính đến cuối tháng 9/2022 tăng gấp 5,3 lần so với đầu năm, lên 6.648 tỷ đồng. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong bối cảnh chung của toàn hệ thống, nợ xấu của NCB có xu hướng tăng mạnh khi ngân hàng chuyển dần các khoản nợ tái cơ cấu về đúng nhóm nợ, đặc biệt là sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng do dịch Covid-19 đã hết hạn vào ngày 30/6/2022.

Tương tự, nợ xấu tại ngân hàng OCB cũng tăng gấp đôi trong 9 tháng qua, từ 1.349 tỷ đồng hồi đầu năm lên 2.801 tỷ đồng khi kết thúc quý 3/2022.

Không chỉ các ngân hàng trung và nhỏ, nợ xấu cũng có xu hướng tăng mạnh tại nhiều ngân hàng lớn như BIDV (48,6%), Vietcombank (47%) hay ACB (44,9%),…

Cụ thể, nợ xấu của Vietcombank đã tăng 47% trong 9 tháng đầu năm lên 8.978 tỷ đồng (chủ yếu do nợ nhóm 3 tăng 213% lên 2.313 tỷ đồng). Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 0,64% hồi đầu năm lên 0,8% vào cuối quý 3/2022.

Tương tự, TPBank ghi nhận nợ xấu có tăng nhưng vẫn duy trì chất lượng tài sản ở nhóm đầu ngành. Cuối tháng 9, nợ xấu tại nhà băng này ở mức 1.426 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm và chiếm 0,91% trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này tăng nhẹ so với mức 0,82% hồi đầu năm.

MB (riêng lẻ) cũng có nợ xấu tăng 32% trong 9 tháng đầu năm lên 3.083 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh 86% lên 1.484 tỷ đồng. Dù vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của MB vẫn ở mức thấp 0,77% (quý 3/2022). MB là một trong những ngân hàng có chiến lược thận trọng, duy trì tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu ở mức cao, đạt 268% vào cuối tháng 9/2022.

Con số nợ xấu tăng nhanh khiến tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm tăng mạnh từ 1,87% hồi đầu năm lên 2,36% khi kết thúc tháng 9/2022. Trong đó, có 15/27 thành viên ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong thời gian qua.

NCB và VietBank đang là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất nhóm khảo sát ở mức lần lượt 14,72% và 4,33%.

Ở chiều ngược lại, Sacombank là trường hợp gây nhiều bất ngờ khi sau nhiều năm, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của nhà băng này xuống dưới 1%. Cụ thể, đến cuối tháng 9/2022, tổng nợ xấu nội bảng của ngân hàng chỉ còn 3.791 tỷ đồng, giảm 34% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay theo đó đã giảm từ 1,47% hồi đầu năm xuống còn 0,9% khi kết thúc quý 3.

Tuy nhiên, cũng lưu ý là hiện Sacombank vẫn còn khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng nợ xấu đang "gửi tạm" tại VAMC. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, ngân hàng vẫn đang tích cực đẩy mạnh xử lý số trái phiếu tại đây.

Một số ngân hàng khác tỷ lệ nợ xấu cũng ở mức thấp, chỉ nhỉnh hơn mức 1% một chút có thể kể đến HDBank, MSB. Tỷ lệ nợ xấu (riêng lẻ) của HDBank vào cuối tháng 9/2022 là 1,1%, tuy tăng so với mức 0,9% hồi cuối tháng 6 nhưng đã cải thiện hơn so với mức 1,26% hồi đầu năm. MSB cũng có tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,08% vào cuối quý 3 năm nay.

Khẩu vị ứng xử với nợ xấu khác nhau

Như trên, hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn về chất lượng tài sản do nợ xấu tăng nhanh sau khi Thông tư 14 kết thúc. Những thách thức này có thể phần nào được "hóa giải" nếu ngân hàng có bộ đệm dự phòng lớn, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ khi giải ngân vào phân khúc có rủi ro cao.

Tuy nhiên, những con số trong báo cáo quý 3 cho thấy, nguồn lực này đang có sự phân hóa mạnh giữa các nhà băng.

Thống kê tại 27 ngân hàng cho thấy, có 14 thành viên tiếp tục gia tăng tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLR) trong 9 tháng qua trong khi 13 thành viên còn lại cắt giảm tỷ lệ này.

Dù tỷ lệ LLR giảm khá mạnh so với đầu năm (giảm 19 điểm %), Vietcombank vẫn đang dẫn đầu hệ thống với tỷ lệ này với 402%. Điều này có nghĩa, với mỗi đồng nợ xấu, Vietcombank có tới 4,02 đồng dự phòng.

Với tỷ lệ cao này, lãnh đạo ngân hàng cho biết đã thực hiện luôn việc trích 100% cho các khoản nợ được cơ cấu trong chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Tại VietinBank, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đến cuối tháng 9 đã được nâng lên 250%, thay vì mức 180% cuối năm 2021. Tại BIDV, tỷ lệ này hiện đang là 214%, tại MBB là 208%, BacABank là 190%,…

Trong số 27 ngân hàng trong nhóm khảo sát, hiện đã có 10 thành viên có tỷ lệ trích dự phòng bao nợ xấu ở mức trên 100%.

Điều này cũng có nghĩa, lợi nhuận cũng như an toàn của ngân hàng sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả trong trường hợp xấu nhất là tất cả nợ xấu trở thành không thu hồi được, vì ngân hàng đã có dự phòng đầy đủ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ LLR cao cũng cho phép ngân hàng linh hoạt hơn trong việc giảm dự phòng, hoàn nhập và thúc đẩy lợi nhuận gắn với kết quả xử lý nợ xấu trong các năm tiếp theo mà không làm giảm chất lượng tài sản của ngân hàng.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc, là đây không phải là kết quả chung của toàn hệ thống. Thống kê cho thấy, có tới 10/27 thành viên đang sở hữu tỷ lệ LLR thấp hơn 60%. Như tại NCB, tỷ lệ này đến cuối tháng 9/2022 mới chỉ ở mức 14%, tức với mỗi đồng nợ xấu, ngân hàng mới chỉ có 0,14 đồng để dự phòng. Tương tự, tại các thành viên như VietBank, Baovietbank, PGBank hay Saigonbank, con số này cũng chỉ ở mức khiêm tốn trên dưới 50%.

Chênh lệch lớn về tỷ lệ bao phủ nợ xấu cho thấy khẩu vị khác nhau trong ứng xử với nợ xấu của các thành viên. Theo đó, một số ngân hàng lựa chọn trích lập luôn toàn bộ nợ xấu, một số khác lại chọn trích lập rải ra trong 3 năm theo cơ chế cho phép.

Dù vậy, nhìn chung, tỷ lệ LLR của toàn ngành vẫn tương đối cao (tỷ lệ LLR trung bình của ở nhóm khảo sát 27 ngân hàng là 109,9%). Điều này có thể làm giảm thiểu rủi ro hệ thống có liên quan đến chất lượng tài sản của toàn ngành.

Thanh tra vào cuộc vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu phải trả 8,8 tỷ đồng

Thanh tra vào cuộc vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu phải trả 8,8 tỷ đồng

18/03/2024 16:09

Liên quan đến vụ khách hàng nợ thẻ tín dụng trị giá hơn 8,5 triệu đồng phải trả 8,8 tỷ đồng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh đã vào cuộc yêu cầu Eximbank chi nhánh Quảng Ninh có văn bản báo cáo.

Vay trên 100 triệu đồng phải cung cấp thông tin người liên quan: Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Vay trên 100 triệu đồng phải cung cấp thông tin người liên quan: Ngân hàng Nhà nước nói gì?

18/03/2024 16:07

Trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước có quy định, người vay ngân hàng trên 100 triệu đồng có thể phải gửi thông tin người liên quan (cá nhân, tổ chức).

Vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn trong khi ngân hàng thừa tiền?

Vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn trong khi ngân hàng thừa tiền?

18/03/2024 16:03

Doanh nghiệp kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm? Nút thắt ở đâu, nguyên nhân là gì?

Giá vàng hôm nay (18/3): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá vàng hôm nay (18/3): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần

18/03/2024 10:47

Giá vàng thế giới hôm nay (18/3) giảm sau báo cáo CPI nóng hơn, doanh số bán lẻ yếu và chỉ số PPI tăng hơn dự kiến của Mỹ đã đẩy vàng xuống mức đáy.

Giá Bitcoin hôm nay 16/3, giá tiền ảo mới nhất

Giá Bitcoin hôm nay 16/3, giá tiền ảo mới nhất

16/03/2024 15:39

Giá Bitcoin, ETH, USDT, BNB, XRP, SOL, USDC, ADA hôm nay 16/3 tăng hay giảm? Giá tiền ảo hôm nay 16/3 như thế nào?

Kiến nghị 3 giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu vốn, ngân hàng lại thừa tiền

Kiến nghị 3 giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu vốn, ngân hàng lại thừa tiền

15/03/2024 10:55

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV kiến nghị nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu vốn, ngân hàng lại thừa tiền.

Tin bất động sản ngày 12/3: Bộ Xây dựng yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh giá

Tin bất động sản ngày 12/3: Bộ Xây dựng yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh giá

12/03/2024 10:30

Lâm Đồng sắp có thêm dự án Khu Trung tâm thương mại quốc tế thuộc Quảng trường Lâm Viên; Thanh Hóa có thêm khu dân cư hơn 10ha, trị giá gần 400 tỷ đồng; Sẽ xử lý dứt điểm các dự án của Công ty Bách Đạt An… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng

OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng

11/03/2024 14:30

Sau gần 2 năm tham gia tái cơ cấu, MB đã hoàn tất thủ tục gửi lên Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng Oceanbank và đang chờ trình Chính phủ phê duyệt.

PV Power kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương tháo gỡ khó khăn thi công Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

PV Power kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương tháo gỡ khó khăn thi công Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

11/03/2024 10:39

Ngày 24/01/2024, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) đã có văn bản số 170/ĐLDK-ĐTXD gửi các cấp có thẩm quyền để kiến nghị tháo gỡ vướng mắc tại Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có quy mô công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỉ USD.