Ngân hàng Nhà nước vướng nhiều vi phạm trong xử lý nợ xấu
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 - 2017.
Kết quả kinh doanh tổ chức tín dụng bị phản ánh sai lệnh, không chính xác
Thanh tra Chính phủ cho biết, theo báo cáo, đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu toàn hệ thống tại thời điểm 30/9/2012 ước tính lên đến hơn 17,2%; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Đề án 254 và Đề án 843, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý, đưa nợ xấu nội bảng đến 31/12/2015 giảm còn 2,55% và đến 31/12/2017 giảm còn 1,99%, đạt kết quả dưới 3% theo Đề án 843.
Nợ xấu được kéo về dưới 3% nhờ bán được cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), khoảng 43% tổng số nợ xấu được xử lý giai đoạn này. Nếu tính cả số nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ năm 2015 và 2017 lần lượt là 6,3% và 4,5%.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc xử lý nợ xấu đã bước đầu đạt được kết quả, nhưng nếu tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ (chưa phải chuyển thành nợ xấu) thì tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức cao; một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tình trạng lại dự thu dồn tích lớn chưa được xử lý, phản ánh không đúng thực trạng chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng bị phản ánh sai lệnh, không chính xác...

Ngân hàng Nhà nước vướng nhiều vi phạm trong xử lý nợ xấu. (Ảnh minh họa)
VAMC mua bán nợ chưa minh bạch
Kết luận thanh tra cũng cho biết, giai đoạn 2013-2017, hoạt động của VAMC là mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt có thời hạn theo phê duyệt của NHNN. Đây là giải pháp tình thế để giãn thời gian cho các tổ chức tín dụng từng bước xử lý các khoản nợ xấu, làm giảm nợ trên sổ sách, trong khi thực tế số nợ không thay đổi.
Tuy nhiên, sau khi mua nợ, VAMC vẫn ủy quyền xử lý khoản nợ cho các ngân hàng, nên về bản chất, tổ chức tín dụng vẫn phải thực hiện toàn bộ trách nhiệm thu nợ, xử lý khoản nợ. Đến cuối 2017, VAMC đã mua tổng nợ gốc nội bảng 309.711 tỷ đồng, giá mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt là 279.255 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, kế hoạch mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt tại VAMC chưa đảm bảo minh bạch, khách quan, thiếu tài liệu pháp lý để chứng minh.
Một số hồ sơ mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt tại VAMC có vi phạm, như tài sản bảo đảm khoản nợ xấu khi bán nợ cho doanh nghiệp này chưa đáp ứng điều kiện "tài sản hợp pháp, có hồ sơ, pháp lý hợp lệ". Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại thời điểm bán cho VAMC chưa được định giá bởi tổ chức thẩm định độc lập; không đáp ứng điều kiện theo quy định, ảnh hưởng tới mệnh giá trái phiếu đặc biệt sử dụng để vay tái cấp vốn.
Theo cơ quan thanh tra, 34 hồ sơ mua nợ xấu của 13 ngân hàng tại thời điểm bán nợ cho VAMC có vi phạm, trong đó 59% hồ sơ có tài sản bảo đảm không còn đầy đủ tính hợp pháp, còn lại tài sản đảm bảo chưa được định giá hoặc việc định giá hết hiệu lực. Việc này ảnh hưởng tới xác định giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm khi trích lập dự phòng rủi ro, phản ánh không đúng giá mua khoản nợ và mệnh giá trái phiếu đặc biệt dùng để vay tái cấp vốn.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, nguyên nhân của những khuyết điểm, bất cập trên là do lãnh đạo NHNN, một số đơn vị chức năng của cơ quan này, VAMC thực hiện chưa nghiêm túc nhiệm vụ trong tham mưu, xây dựng cơ chế, thẩm định, phê duyệt và giám sát việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu.
Cùng với đó, một số ngân hàng không thực hiện nghiêm quy định, chỉ đạo của NHNN về thực hiện phương án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Số nhà băng này cũng không phản ánh đúng thực trạng, đưa ra giải pháp cơ cấu lại chưa phù hợp, dẫn tới phải chỉnh sửa phương án nhiều lần và chậm được phê duyệt. Số khác vi phạm quy định về cấp tín dụng, hạch toán lãi dự thu trong quá trình tái cơ cấu.
Cần chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại
Với các kết luận trên, cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo NHNN khắc phục những tồn tại; kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu giai đoạn 2012-2015, cá nhân, tập thể, đơn vị liên quan về những khuyết điểm trong thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu trong giai đoạn tới.
Ngoài ra, thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu đối với Thống đốc NHNN về những thiếu sót, khuyết điểm của NHNN trong việc triển khai thực hiện Đề án 245 và 843 giai đoạn 2021-2015.
Kiểm điểm trách nhiệm các Phó thống đốc NHNN có liên quan. Theo thẩm quyền chỉ đạo, kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, đơn vị thuộc NHNN.
Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm tại VAMC trong giai đoạn trên thuộc về Chủ tịch HĐTV, HĐTV, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, các Ban, các đơn vị có liên quan thuộc VAMC trong việc chấp hành chưa đầy đủ, nghiêm túc các quy định trong quá trình thực hiện xét duyệt, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt không đáp ứng các điều kiện theo quy định, ảnh hưởng đến việc sử dụng trái phiếu đặc biệt của VAMC để tái cấp vốn; việc miễn giảm lãi, mua, bán nợ theo giá trị thị trường… nêu tại kết luận thanh tra.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị đối với VAMC phải ra soát đánh giá về tổ chức, hoạt động, vai trò của VAMC trong việc tham gia xử lý nợ xấu, trên cơ sở đó xác định sự cần thiết, tổ chức hoạt động, quy mô vốn hợp lý, có hiệu quả đối với VAMC, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định để đảm bảo sát hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với thực tiễn theo quy định pháp luật.
Chấn chỉnh đối với VAMC trong việc mua bán bằng trái phiếu đặc biệt, đảm bảo khoản nợ xấu VAMC mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đáp ứng đủ điều kiện tài sản đảm bảo theo quy định…
Rà soát xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra hoạt động xử lý nợ xấu, miễn giảm lãi và mua bán nợ theo giá thị trường tại VAMC, chỉ đạo VAMC thực hiện một số nội dung: rà soát, xử lý hồ sơ mua, bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt có tài sản đảm bảo chưa đáp ứng điều kiện mua bán nợ, trong đó: 4 hồ sơ tại MSB (Cty CP Địa ốc Sài Gòn M&C; Cty tư vấn ĐTXD&TM Minh Quân; Cty CP Đầu tư Liên Phát; Cty CP Tân SUPERDECK); 2 hồ sơ tại ABBank (Cty CP chế biến Thủy sản Hùng Cường; Ct CP Tập đoàn Thiên Phú); 5 hồ sơ tại Sacombank (Cty ĐT và XD Phú Mỹ Linh; Cty TNHH Sông biển Mai Hương; Cty CP Quan Nhân; Cty CPXD Ngọc Hà; Cty TNHH Thái Dương).
Cùng chủ đề
Nợ xấu tăng nhanh đang trở thành thách thức lớn cho ngành ngân hàng và nền kinh tế
Cho vay bất động sản 'khủng' khiến nợ xấu PVcomBank tăng nhanh?
Sacombank có hơn 11 ngàn tỷ 'nợ xấu' và có liên quan gì đến Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan?
Nhìn từ việc cho vay dự án bất động sản chưa đầy đủ pháp lý và nợ xấu ở NamABank, VietABank và Sacombank
Nợ xấu tại hệ thống các ngân hàng tăng nhanh chóng, sau khi Thông tư 14 kết thúc

Nhiều điểm mới trong quy định kinh doanh xăng dầu
17/03/2025, 10:40
Thấy gì từ khung pháp lý cho tiền điện tử của các nước
17/03/2025, 10:39
Chuẩn bị các điều kiện phục vụ xuất khẩu 500 tấn vải u hồng sang châu Âu
16/03/2025, 17:49
Giá vàng liên tục lập đỉnh: Tăng gần 3 triệu đồng trong 3 ngày
14/03/2025, 14:18
Doanh nghiệp phải đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế trước 20/4
14/03/2025, 14:16
Xây quảng trường, công viên hồ Gươm: Tái định cư các hộ dân ở Đông Anh
12/03/2025, 14:37Mỹ miễn trừ thuế ô tô với Canada và Mexico, giữ nguyên thuế mặt hàng năng lượng
Trước nguy cơ xảy ra bất ổn nền kinh tế, Mỹ đã ra quyết định hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico ở một số mặt hàng.
Đề xuất giãn thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh tác động đến thị trường và doanh nghiệp
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) đã đề xuất giãn thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực lên thị trường và doanh nghiệp.
Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
Trong 2 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước.
Đề xuất 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã đề xuất 10 giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand
Hãng hàng không Vietjet vừa công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của xứ sở kiwi.
Các ngân hàng bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất
Các ngân hàng hôm nay (3/3) đã bắt đầu giảm lãi suất huy động sau những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một loạt các chính sách thuế quan, điều này đã tạo ra nhiều thách thức cho các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Bắc Ninh: Đường giao thông sạt lở và dấu hỏi chất lượng công trình tại Dự án Kênh Tào Khê gần 200 tỷ đồng
Tại khu vực bờ kè sông Chì (Mộ Đạo, Quế Võ, Bắc Ninh) thuộc Dự án cảo tạo, nâng cấp Kênh Tào Khê (mức đầu tư gần 200 tỷ đồng) xuất hiện nhiều mảng bê tông vỡ nứt, sạt lở. Đặc biệt con đường giao thông cạnh công trình cũng bị sạt lở, tình trạng kéo dài gần 1 năm nhưng chưa được khắc phục.
Xây dựng phát triển KCN tại Bình Thuận: Nguy cơ lãng phí nguồn lực đất đai!
Tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh Bình Thuận có 7/9 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm đạt gần 960 ha nhưng mới chỉ lấp đầy khoảng 27,73%. Khu công nghiệp Hàm Kiệm II (xã Hàm Kiệm, huyện HàmThuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vài năm gần đây dường như “dậm chân tại chỗ” do vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp cổ phần, mà đã đến lúc cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng địa phương.