Nước Anh đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng, thúc đẩy năng lượng tái tạo
Nước Anh chính thức đóng cửa nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar của Nottinghamshire, chính thức chấm dứt 142 năm sử dụng điện than để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar của Nottinghamshire, nơi cung cấp điện cho cả nước trong 57 năm, chính thức ngừng sản xuất điện từ 30/9 vừa qua. Sự kiện này kết thúc 142 năm phụ thuộc vào than đá của Anh, bắt đầu từ năm 1882 khi nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới chính thức hoạt động tại London.

Toàn cảnh nhà máy điện than Ratcliffe-on-Soar ở Nottinghamshire, Anh. (Ảnh: AP)
Chính phủ Anh ca ngợi việc đóng cửa này là một cột mốc trong nỗ lực tạo ra toàn bộ năng lượng của Vương quốc Anh từ các nguồn tái tạo vào năm 2030. Ông Michael Shanks, Bộ trưởng Bộ Năng lượng cho biết: "Thời đại của than đá có thể sắp kết thúc, nhưng kỷ nguyên mới với nhiều việc làm năng lượng tốt cho đất nước chúng ta mới chỉ bắt đầu".
Nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới, nhà máy điện Edison của Thomas Edison, được mở tại London vào năm 1882. Ratcliffe-on-Soar, được khánh thành vào năm 1967, là một địa danh có 8 tòa tháp làm mát bằng bê tông và ống khói cao 199 mét được hàng triệu người nhìn thấy mỗi năm khi lái xe qua trên đường cao tốc M1.
Năm 1990, than đá cung cấp khoảng 80% điện năng của Vươnh quốc Anh. Đến năm 2012, con số này đã giảm xuống còn 39% và đến năm 2023 chỉ còn 1%, theo số liệu từ National Grid. Hơn một nửa lượng điện của Vương quốc Anh hiện nay đến từ các nguồn tái tạo như năng lượng gió và mặt trời, và phần còn lại đến từ khí đốt tự nhiên và năng lượng hạt nhân. Michael Lewis, giám đốc điều hành của Uniper, chia sẻ:
"Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1882, than không cung cấp năng lượng cho Vương quốc Anh. Khi khép lại chương này, chúng tôi vinh danh di sản của Ratcliffe và những người làm việc tại đây, đồng thời hướng tới tương lai của năng lượng sạch hơn và linh hoạt hơn", giám đốc điều hành của Uniper (chủ sở hữu của Ratcliffe), chia sẻ.
Lợi ích từ việc Anh từ bỏ than đá như lượng khí thải carbon giảm đáng kể. Việc thay thế than đá bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã tiết kiệm được khoảng 2,9 tỷ bảng Anh.
Thực tế, hơn 1/3 các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) không sử dụng than đá và 3/4 các nước này sẽ không sử dụng than đá đến năm 2030. Sự phát triển nhanh chóng của năng lượng mặt trời và gió thúc đẩy giảm 87% nhu cầu sử dụng than trong giai đoạn này.
Phil MacDonald, giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu năng lượng toàn cầu Ember, cho hay, trước đây, than gắn liền với tăng trưởng công nghiệp. Giờ đây, năng lượng sạch đang thúc đẩy nền kinh tế trên toàn thế giới.
Quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng tái tạo diễn ra nhanh chóng, được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ, cam kết khử cacbon và sự phát triển của năng lượng gió và mặt trời.
Với việc loại bỏ dần than, Anh là một ví dụ cho các quốc gia khác đang hướng tới việc chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Cùng chủ đề
10 năm cõng bạn đến trường: Hành trình tình bạn gieo mầm nghị lực
KOL, KOC phải dùng, hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ mới được quảng cáo
La Nina trở lại, cảnh báo gì cho kinh tế và môi trường?
Dự án Phúc An City (Trần Anh Group): Chưa được phép mở bán, nhiều lần bị xử phạt!
Giá vàng vọt lên đỉnh: Thị trường cần gì để bớt 'nóng'?

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng
25/05/2025, 14:07
Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ, dầu tăng từ ngày 22/5
22/05/2025, 15:41
Ông Nguyễn Tường Quân làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường
21/05/2025, 15:33
Làm giàu là vinh quang, là yêu nước
20/05/2025, 17:07
Đại biểu Quốc hội: Phân cấp cho cấp xã là không khả thi
18/05/2025, 14:13
Nghiên cứu đánh thuế đất hoang hóa và các dự án chậm triển khai
18/05/2025, 14:03
Ba Đình - Từ đất thiêng nghìn năm đến biểu tượng thời đại mới
16/05/2025, 21:55Giảm rác nhựa đại dương: Bài toán sống còn cho kinh tế biển
Mỗi năm, Việt Nam phát sinh khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó hàng trăm nghìn tấn trôi ra biển, đe dọa môi trường và các ngành kinh tế ven biển trọng yếu.
Khẩn trương khắc phục lúa xuân bị đổ ngã sau mưa lớn, gió lốc ở Hà Tĩnh
Ngay sau khi thời tiết tạnh ráo và nắng trở lại, nông dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng ra đồng, triển khai các biện pháp cứu lúa xuân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa to kèm gió lốc vừa qua.
Sa mạc hóa lặng lẽ bào mòn đất đai
Sa mạc hóa đang lan rộng lặng lẽ, làm cạn kiệt nguồn nước, bào mòn đất đai và đẩy người dân vào vòng xoáy sinh kế bấp bênh giữa biến động khí hậu toàn cầu.
Tính thuế chuyển nhượng BĐS 20% trên phần lãi: Lợi ích như thế nào?
Đề xuất tính thuế chuyển nhượng BĐS 20% trên lợi nhuận song song mức khoán 2% giúp tăng minh bạch, công bằng, hỗ trợ kê khai đúng, chống thất thu ngân sách.
Hè 2025 oi bức, thời tiết cực đoan gia tăng khắp cả nước
Dù không gay gắt như năm 2024, mùa hè 2025 vẫn được dự báo nắng nóng diện rộng, đi kèm nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.
Hà Tĩnh đón gần 750.000 du khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Với thời tiết thuận lợi, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, toàn tỉnh Hà Tỉnh đã thu hút 734.600 du khách từ thập phương về tham quan nghỉ dưỡng.
Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững.
Trí tuệ nhân tạo
AI - dù muốn hay không - vẫn sẽ đến. Nó đến lặng lẽ như buổi sáng cà phê, nhưng đủ mạnh để thay đổi thị trường lao động, định nghĩa lại giá trị nghề nghiệp, thử thách năng lực học hỏi của mỗi người.
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào 19/12/2025
Thủ tướng yêu cầu làm việc "xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ", hoàn thành các thủ tục, khởi công dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng ngày 19/12/2025.