OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng
Sau gần 2 năm tham gia tái cơ cấu, MB đã hoàn tất thủ tục gửi lên Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng Oceanbank và đang chờ trình Chính phủ phê duyệt.
Tại buổi đối thoại với nhà đầu tư về kế hoạch kinh doanh 2024, Ông Lưu Trung Thái – Chủ tịch Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) nhận định, nền kinh tế 2024 khó khăn vẫn hiện hữu, 2023 nợ xấu tăng cao và 2024 dự đoán sẽ đi ngang và dần dần giảm xuống, tuy nhiên khả năng hấp thụ tín dụng kém nên tăng trưởng sẽ chậm lại.
Tiếp theo là khối kinh tế FDI có tín hiệu tốt, nhưng nhu cầu dịch vụ tài chính cá nhân đang trong tình trạng đi ngang, đặc biệt là bất động sản và tiêu dùng. Vì vậy MB đặt ra mục tiêu lợi nhuận 2024 là tăng trưởng 10%, mục tiêu có thể mở rộng thêm khi xem xét tình hình kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024.
Năm 2024, MB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 10% so với 2023 và ước đạt 28,800 nghìn tỷ, phấn đấu đạt mốc 30 triệu khách hàng.
Nhìn lại năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất MB đạt hơn 26.306 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7% so với năm 2022. Tính riêng, ngân hàng mẹ ghi nhận lợi nhuận đạt 24.688 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2022. Xét riêng về ngân hàng mẹ, tổng mức tín dụng tính đến cuối năm 2023 đã đạt 615.400 tỷ đồng, tăng 28,8% so với đầu năm. Kết quả này cao hơn đáng kể so với mức trung bình của nền kinh tế (13,71%) và của toàn hệ thống ngân hàng.
Về chất lượng tài sản, tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản hợp nhất của MB đạt 943.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 30% so với cuối năm 2022 và tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,4% trong khi toàn ngành ở mức 1,6%, chất lượng tài sản được kiểm soát.
Không chỉ đẩy mạnh kinh doanh, 2 năm qua, MB còn tích cực tham gia tái cơ cấu lại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại dương (OceanBank).
Theo đó, từ giữa năm 2022, MB và OceanBank đã ký kết thỏa thuận nguyên tắc về hợp tác toàn diện giữa hai ngân hàng.
Những lĩnh vực quan trọng được MB và OceanBank ưu tiên triển khai hợp tác có thể kể đến là phát triển các hoạt động kinh doanh chính: Dư nợ tín dụng; Hợp tác bán chéo, bán thêm các SPDV về tín dụng, thẻ, huy động, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, bancas; tăng cường hoạt động trên thị trường vốn…
Hai ngân hàng cũng cam kết hợp tác phát triển nguồn vốn, thanh khoản, chuyển giao, xây dựng các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Đồng thời hợp tác về nhân sự và các hạng mục khác.
Sự kiện được đánh giá là bước tiến quan trọng trong quá trình triển khai hợp tác giữa 2 ngân hàng, là bước đệm chuẩn bị cho đề án tái cơ cấu OceanBank.
Hết năm 2023, OceanBank tự nhận định, ngân hàng đã có những dấu ấn quan trọng và khởi sắc trên nhiều mặt hoạt động, từ quản trị vận hành hệ thống đến hoạt động kinh doanh.
Ông Ngô Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV OceanBank cho rằng, hợp tác chiến lược toàn diện với MB đạt tầm cao mới trên tất cả các nội dung hợp tác; Nâng cấp hệ thống Core Banking. Đưa vào sử dụng hạ tầng máy chủ tại Trung tâm dữ liệu và ra mắt/nâng cấp ứng dụng ngân hàng số danh cho DN và KH cá nhân…
Tính hết năm 2023, tổng tài sản của OceanBank tăng trưởng 23%, đạt 113% kế hoạch. Dư nợ cấp tín dụng tăng trưởng 13%, vượt chỉ tiêu 104% kế hoạch. Thu hồi, xử lý nợ có vấn đề đạt 407 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch.
Cũng theo ông Tuấn, hai năm qua, kể từ khi ký hợp tác chiến lược với MB, OceanBank đã chứng kiến những bước tiến đáng kể trong việc triển khai các nội dung hợp tác toàn diện.
Với sự hỗ trợ quan trọng từ MB về hạ tầng công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ hội kinh doanh và nguồn lực tài chính, OceanBank đã không chỉ cải thiện năng lực và dịch vụ, mà còn tạo lập được lợi ích đa chiều giữa hai bên; thiết lập tính minh bạch trong hoạt động; và củng cố niềm tin bằng những kết quả cụ thể.
Năm 2024, OceanBank xác định tiếp tục giữ vững ổn định hệ thống, hoạt động an toàn, đảm bảo thanh khoản trong mọi thời điểm. Tập trung khắc phục các tồn tại cũ và tiếp tục xử lý nợ. Mở rộng quy mô và chất lượng hoạt động, cải thiện hiệu quả kinh doanh thực chất, cải thiện tình hình tài chính.
Chủ tịch MB Lưu Trung Thái thì khẳng định, sẽ tiếp tục sát cánh, hỗ trợ OceanBank thông qua các nguồn lực kinh doanh và công nghệ như: hoạt động ủy thác và hỗ trợ thanh toán song phương; cho vay hợp vốn; hoạt động ngoại hối và tài trợ thương mại…
“MB đã hỗ trợ OceanBank tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ; tạo ra cơ hội kinh doanh và tăng thu nhập, hỗ trợ cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ, MB đang hỗ trợ 15 cấu phần quan trọng giúp OceanBank tăng cường năng lực vận hành và quản trị hệ thống an toàn, hiện đại”, ông Thái cho hay.
Theo Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống có 5 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, gồm: OceanBank, CB, GPBank, DongABank và SCB. Trong đó, SCB là ngân hàng có quy mô lớn hơn rất nhiều 4 ngân hàng còn lại và quá trình tái cơ cấu sẽ phức tạp hơn.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém vẫn gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý, cơ chế hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng tham gia xử lý/nhận chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu kém.
Bên cạnh đó, cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài. Việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ.
Cùng chủ đề
Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2022 ngân hàng OceanBank
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2022 của Ngân hàng OceanBank
Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2022 Ngân hàng Oceanbank
Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ngân hàng OceanBankk chính thức năm 2021
Cựu Giám đốc OceanBank Hải Phòng chủ mưu tham ô hơn 400 tỷ đồng lĩnh án tử hình
Vietjet nằm trong nhóm các hãng bay an toàn nhất toàn cầu 2025
15/01/2025, 15:07Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai
13/01/2025, 11:07Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
07/01/2025, 06:15THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
07/01/2025, 06:1510 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
Năm 2024, dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO). Với tầm nhìn chiến lược và sự đổi mới không ngừng, THACO đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
GDP năm 2024 tăng 7,09%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2024 tăng 7,09% so với năm trước. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
CNN Indonesia: 'VinFast năm 2024 - Số một thị trường nội địa, bứt phá toàn cầu'
Theo CNN Indonesia, với sự chèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới.
Các “đại bàng” bán dẫn, AI về Việt Nam “làm tổ” có thể sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư ban đầu
Các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển công nghiệp bán dẫn và AI đủ điều kiện có thể được hỗ trợ lên tới 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
Theo công bố từ Vinamilk, trong năm 2024, doanh nghiệp này đã tung và tái tung 125 sản phẩm. Như vậy, trung bình cứ 2 ngày làm việc, ông lớn này có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới đến tay người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.