Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Vinamilk
Ngoài doanh thu, lợi nhuận, sức khỏe tài chính doanh nghiệp còn được đo lường bởi một yếu tố quan trọng.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – Một yếu tố đánh giá tài chính quan trọng
Đánh giá về hoạt động của một doanh nghiệp, đa phần nhà đầu tư thường chỉ nhìn vào lợi nhuận. Tuy nhiên, dòng tiền thuần được lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh (OCF) cũng là một chỉ tiêu quan trọng không kém. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh nội tại của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ.
Dòng tiền của một doanh nghiệp có thể khác nhau phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và vòng đời kinh doanh. Nhìn chung, các công ty đã tăng trưởng ổn định thường có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương và biến động thấp, đủ để tài trợ cho các khoản đầu tư, chi trả cổ tức, nợ vay và được tạo ra bền vững từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi và luân chuyển vốn lưu động ổn định.
Khi một doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh ổn định, mối quan hệ giữa OCF và lợi nhuận của doanh nghiệp là mối quan hệ thuận chiều.
Tuy nhiên, không ít trường hợp kinh doanh vẫn có lãi nhưng OCF lại âm. Đối tác chậm thanh toán dẫn tới khoản phải thu tăng lên hay hàng tồn kho lớn là những yếu tố khiến việc quay vòng vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí dẫn tới dòng tiền kinh doanh âm. Tình trạng này kéo dài sẽ bào mòn lợi nhuận và đe dọa khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải bổ sung thêm tiền bằng cách vay mượn hoặc huy động thêm vốn…
Ngược lại, kinh doanh có lãi kết hợp với dòng tiền dương là “thước đo” cho thấy doanh nghiệp đang phát triển và tăng trưởng tốt, có tiềm năng tiếp tục sinh lời và hoạt động vững vàng trong tương lai. Trên sàn chứng khoán, không thiếu doanh nghiệp đáp ứng được cả 2 tiêu chí trên, đa phần đều là các tên tuổi đầu ngành, điển hình như Vinamilk (VNM).
Quản trị dòng tiền hiệu quả - Đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Kể từ khi niêm yết năm 2006, Vinamilk chưa từng lỗ bất kỳ một quý nào. Từ 2008 trở đi, doanh nghiệp đầu ngành sữa đều lãi ròng hàng nghìn tỷ mỗi năm, có nhiều thời điểm, lợi nhuận đã vượt mốc 10.000 tỷ đồng. Các chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) những năm gần đây đều nằm trong khoảng 30-40%, con số này và lợi nhuận/trên tài sản (ROA) là 20-30% cho thấy khả năng sinh lời hiệu quả của doanh nghiệp.
Trong một thập kỷ trở lại đây, OCF hàng năm của Vinamilk đều dương trên 5.000 tỷ đồng. Ngay cả trong thời kỳ khó khăn do đại dịch Covid-19 làm gián đoạn các hoạt động kinh tế 2020-2021, OCF vẫn duy trì dương, quanh mức ổn định, cho thấy nền tảng kinh doanh vững vàng.
Tại ngày 31/03/2023, số dư tiền ròng hợp nhất chiếm hơn 24% tổng tài sản. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ở mức 14%, tối ưu hơn so với mức 10% vào cuối năm trước để tận dụng đòn bẩy hiệu quả trong hoạt động vận hành, luân chuyển vốn.
Tận dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào này, công ty tích cực đầu tư để mở rộng nguồn cung sữa tươi nguyên liệu nhằm nâng cao khả năng kiểm soát chi phí đầu vào, cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai các dự án “triệu đô” như Trang trại Lao-Jargo, Siêu nhà máy sữa Hưng Yên, dự án bò thịt giá trị 500 triệu USD, hợp tác với 6 tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới… Mới đây, doanh nghiệp này cũng đã công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, phối hợp với hơn 55 chuyên gia sáng tạo thế giới để nâng cấp nhận diện thương hiệu sau gần 50 năm hoạt động.
Về mặt lâu dài, nguồn lực tài chính vững vàng đã đem đến cho Vinamilk khả năng theo đuổi các mục tiêu lớn về Phát triển bền vững. Vừa qua, doanh nghiệp đã công bố lộ trình hành động hướng đến Net Zero 2050 và công bố Trang trại và Nhà máy sữa đầu tiên đạt chứng nhận trung hòa carbon theo chuẩn PAS2060:2014
Trong năm nay, Vinamilk đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu bất chấp tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều thách thức. Các chuyên gia tài chính dự đoán giá sữa nguyên liệu có xu hướng giảm sẽ giúp tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk khả quan hơn.
Kết quả kinh doanh sơ bộ quý II cho thấy tổng doanh thu ước tính khoảng 15.200 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 8,9% so với quý đầu năm. Với doanh thu này, Vinamilk thu về khoản lợi nhuận sau thuế đạt 2.220 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 16,5% so với quý liền kề.
Lũy kế nửa đầu năm nay, Vinamilk đạt doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ ở 29.154 tỷ đồng, hoàn thành 46% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 4.126 tỷ đồng, hoàn thành 48% chỉ tiêu năm.
Cùng chuyển biến tích cực từ kết quả kinh doanh và các kỳ vọng về doanh nghiệp, giá cổ phiếu VNM cũng tăng hơn 10% trong vòng gần một tháng trở lại đây. Khả năng hút tiền cũng được cải thiện rõ rệt với thanh khoản đột biến so với giai đoạn trước. Khối lượng khớp lệnh bình quân 20 phiên gần nhất đạt 5,76 triệu đơn vị, gấp gần 6 lần so với giai đoạn nửa đầu năm.
Nghệ An: Ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024
04/12/2024, 06:15Xuất khẩu thuỷ sản sắp chạm mốc 10 tỷ USD
04/12/2024, 06:14Tiện ích mới từ Vietjet và Vikki: Mua ngoại tệ nhanh, nhận quà hấp dẫn
03/12/2024, 10:15Ngân hàng Nhà nước nới room cho các tổ chức tín dụng
30/11/2024, 14:02Đồng Nai vào cuộc chấn chỉnh thị trường bất động sản
30/11/2024, 13:59Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các ngân hàng
29/11/2024, 10:06Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
29/11/2024, 10:03Bay khắp Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) nhận ngay 20kg hành lý ký gửi miễn phí
Vietjet dành tặng hành khách đại tiệc khuyến mãi với vé bay từ 0 đồng (*) và tặng 20kg hành lý ký gửi (**) cho hành khách bay vé Eco từ Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc) đến TP.HCM, Hà Nội, Phú Quốc từ nay đến hết 19/12/2024
Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia 'đặc biệt' và 'khác biệt'
Tính từ lần đầu tiên được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2010 đến nay, Vinamilk đã phát triển số thị trường xuất khẩu của mình từ 42 lên đến 62 quốc gia.
MIK Group 'kiến tạo' mô hình căn hộ chuẩn quốc tế tại The Continental
Là phân khu đầu tiên thuộc dự án Imperia Signature Cổ Loa – dòng sản phẩm cao cấp của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển, The Continental đại diện cho chuẩn mực sống toàn cầu với mô hình căn hộ Global-Residences lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “ôm rơm rặm bụng” từ thời làm ăn manh mún, tự cấp tự túc. Tiếc rằng, tư tưởng cố hữu này vẫn còn bám riết đời sống hôm nay.
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu
Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu miễn thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành.
Trong nửa đầu tháng 11 xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn
Trong nửa đầu tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu thêm 293.484 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, tương đương 5,05 tỉ đô la Mỹ.
Xuất khẩu thủy sản mang về hơn 8,3 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sau 10 tháng năm 2024 cán mốc 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngang nhiên xây dựng sân Pickleball trên đất nông nghiệp: TP Hà Nội quyết liệt xử lý, TP Thủ Đức lừng khừng!
Thửa đất chuyên trồng lúa và ao nuôi trồng thủy sản nhưng chủ đầu tư đã ngang nhiên chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp để xây dựng sân thể dục, thể thao (Pickleball), với các công trình kiên cố, có mái che, khung thép… rộng gần 600m2. Mặc dù, Thanh tra xây dựng TP. Thủ Đức (TP. HCM) đã phát hiện từ rất sớm và có nhiều văn bản cảnh báo, yêu cầu UBND phường ngăn chặn nhưng sau đó công trình vẫn hoàn thiện và đang hoạt động rầm rộ.