Phát hiện kháng thể mới vô hiệu hóa tất cả biến chủng của Covid-19
Thử nghiệm trên chuột cho thấy loại kháng thể mới có thể vô hiệu hóa tất cả biến chủng SARS-CoV-2. Những phát hiện này có thể là gợi ý cho loại vaccine mới phòng Covid-19.

Phát hiện mới có thể là thông tin quan trọng cho việc phát triển vaccine mới. Ảnh: Shutterstock.
Các kháng thể trước đây giúp điều trị Covid-19 đã mất tác dụng khi SARS-CoV-2 thay đổi và đột biến. Nhiều biến chủng mới xuất hiện, đặc biệt Omicron, phá vỡ kháng thể do cơ thể tạo ra từ việc tiêm vaccine.
Tuy nhiên, theo Scitechdaily, con người có thể được bảo vệ tốt hơn trước các biến chủng nhờ kháng thể mới được tạo ra tại Bệnh viện Nhi Boston. Qua các thử nghiệm, kháng thể này đã vô hiệu hóa tất cả biến chủng SARS-CoV-2, bao gồm các biến thể Omicron.
“Kháng thể này đã hoạt động hiệu quả trong các đánh giá lâm sàng. Chúng tôi hy vọng nó sẽ chứng minh hiệu quả tương đương trong việc vô hiệu hóa SARS-CoV-2 trên bệnh nhân”, TS Frederick Alt từ Chương trình Y học tế bào và Phân tử tại Bệnh viện Nhi Boston, người đồng dẫn dắt nghiên cứu, nói.
Thử nghiệm trên chuột cho thấy loại kháng thể mới có thể vô hiệu hóa tất cả biến chủng SARS-CoV-2. Những phát hiện này có thể là gợi ý cho loại vaccine mới phòng Covid-19.Các kháng thể trước đây giúp điều trị Covid-19 đã mất tác dụng khi SARS-CoV-2 thay đổi và đột biến. Nhiều biến chủng mới xuất hiện, đặc biệt Omicron, phá vỡ kháng thể do cơ thể tạo ra từ việc tiêm vaccine.
Tuy nhiên, theo Scitechdaily, con người có thể được bảo vệ tốt hơn trước các biến chủng nhờ kháng thể mới được tạo ra tại Bệnh viện Nhi Boston. Qua các thử nghiệm, kháng thể này đã vô hiệu hóa tất cả biến chủng SARS-CoV-2, bao gồm các biến thể Omicron.
“Kháng thể này đã hoạt động hiệu quả trong các đánh giá lâm sàng. Chúng tôi hy vọng nó sẽ chứng minh hiệu quả tương đương trong việc vô hiệu hóa SARS-CoV-2 trên bệnh nhân”, TS Frederick Alt từ Chương trình Y học tế bào và Phân tử tại Bệnh viện Nhi Boston, người đồng dẫn dắt nghiên cứu, nói.
Trong một nghiên cứu được xuất bản trên Science Immunology, TS Alt và TS Sai Luo đã sử dụng phiên bản được sửa đổi trên chuột mà phòng thí nghiệm trước đó từng dùng để tìm kiếm kháng thể có thể vô hiệu hoá rộng rãi HIV - một loại virus thường đột biến khác. Vì những con chuột đó có hệ thống miễn dịch được tạo dựng tương tự người, mô hình này gần giống cách hệ thống miễn dịch của chúng ta tạo ra kháng thể.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu đưa 2 đoạn gene người vào chuột, khiến tế bào B của chúng tạo ra lượng lớn kháng thể giống của người trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó, họ cho chuột tiếp xúc với chủng Wuhan-Hu-1 của protein gai SARS-CoV-2 trên virus. Đây là protein chủ yếu mà kháng thể của chúng ta và vaccine hiện tại đang nhắm tới. Những con chuột phát triển 9 họ kháng thể tương tự ở người.
Cùng với nhóm nghiên cứu từ Đại học Duke do TS Barton Haynes đứng đầu, TS Alt và TS Luo sau đó đã đánh giá hiệu quả của những kháng thể này. Kháng thể từ 3 trong số 9 họ cho thấy hiệu quả trong việc vô hiệu hóa virus Wuhan-Hu-1. Đặc biệt, kháng thể SP1-77 và các kháng thể cùng họ với nó chứng minh hoạt động rộng rãi, vô hiệu hóa được biến chủng Alpha, Beta, Gamma, Delta, tất cả biến thể Omicron cả trước đây lẫn hiện tại.
Điều gì khiến kháng thể SP1-77 có khả năng vô hiệu hóa rộng rãi như vậy? Các nghiên cứu về cấu trúc do nhóm cộng tác dẫn đầu bởi TS Bing Chen, TS Jun Zhang tại Bệnh viện Nhi Boston và nhóm Haynes tại Đại học Duke cho thấy SP1-77 hoạt động khác với các kháng thể hiện tại.
Phần lớn kháng thể hiện tại hoạt động bằng cách gắn vào vùng liên kết (RBD) của gai ở một số vùng nhất định, ngăn SARS-CoV-2 liên kết với thụ thể ACE2 của tế bào - bước đầu tiên trong quá trình lây nhiễm. Kháng thể SP1-77 liên kết với RBD nhưng theo cách thức hoàn toàn khác, không ngăn chặn virus liên kết với thụ thể ACE2.
Thông qua nền tảng hình ảnh tế bào sống, TS Alex Kreutzberger và Tomas Kirchhausen (Bệnh viện Nhi Boston, cộng tác viên nghiên cứu) cho thấy SP1-77 ngăn chặn virus kết hợp màng ngoài của nó với màng của tế bào đích. Điều này cản trở bước cuối cùng để virus gây nhiễm trùng cho cơ thể.
Tính năng này có thể cung cấp thông tin để phát triển loại vaccine mới chống SARS-CoV-2.
“SP1-77 liên kết với protein gai tại vị trí vẫn chưa đột biến trong bất kỳ biến chủng SARS-CoV-2 nào, vô hiệu hóa rộng rãi các biến chủng hiện tại theo cơ chế mới”, TS Kirchhausen nói.

Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động từ 1/3
30/01/2023, 05:24
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng COVID-19 quan trọng
07/01/2023, 07:06
Hà Nội tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
27/12/2022, 10:43
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12
20/12/2022, 06:01
Hà Nội bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán thực phẩm chức năng giả
20/12/2022, 05:59
Một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn
17/12/2022, 19:28Bổ sung vitamin hậu COVID-19 là cách phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Mặc dù đã khỏi bệnh nhưng nhiều người sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn luôn gặp phải các triệu chứng, điển hình như: đau đầu, ho khan, mất ngủ, rụng tóc,… Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Ngày 5/12/2022, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 5490/KH-SYT về thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Tối 2/12: Ghi nhận 635 ca mắc COVID-19 mới, có 145 bệnh nhân khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.517.124 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.389 ca nhiễm).
Việt Nam ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19
Ngày 30/11, Việt Nam ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19.
Tối 30/11: Ghi nhận 485 ca mắc COVID-19 mới, có 146 bệnh nhân khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.515.908 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.377 ca nhiễm).
Việt Nam: Ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19
Trong ngày 28/11, Việt Nam ghi nhận 2 ca tử vong do COVID-19 tại Tây Ninh. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.172 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
SeABank tích cực bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp “vì cuộc sống xanh”
“Tuần lễ công dân” là hoạt động xã hội thường niên của SeABank kể từ năm 2010 nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội của CBNV Ngân hàng với cộng đồng và môi trường sống xung quanh.
Tin COVID-19 mới nhất tối 27/11: Số ca mắc mới còn 358, không có ca tử vong
Tin COVID-19 mới nhất tối 27/11 của Bộ Y tế cho biết, hôm nay cả nước ghi nhận số ca mắc mới còn 358, thấp nhất trong 4 ngày qua, không có ca tử vong.
Sở Y tế Yên Bái thông báo thu hồi 2 lô thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD-33386- 19 và Greaxim, VD-18235-13
Thực hiện công văn số 12290/QLD-CL ngày 17/11/2022 của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, Sở Y tế Yên Bái thông báo thu hồi 2 lô thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD- 33386-19 và Greaxim, VD-18235-13.