Thứ tư, 01/03/2023, 06:35 AM
  • Click để copy

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Phải sớm đánh giá lại tình hình thị trường xăng dầu

Sáng ngày 28/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức “Phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu”.

xang-dau-167176810464491173615920221224115759.4516390

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chịu trách nhiệm giải trình. Tham dự Phiên giải trình còn có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội là thành viên Ủy ban Kinh tế, các đại biểu Quốc hội của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh, phân phối, bán lẻ xăng dầu đến từ các vùng miền trên cả nước cùng một số chuyên gia kinh tế.

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng sự biến động của thị trường xăng dầu trong nước hiện nay như biến động giá, thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng cục bộ… bên cạnh nguyên nhân khách quan là tình hình thế giới, còn có nguyên nhân chủ quan là các cơ chế, chính sách, quy định quản lý nhà nước chưa phù hợp. Do đó, Phiên giải trình là cơ hội đối thoại trực tiếp giữa các đại biểu Quốc hội và cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời giúp Bộ Công Thương ghi nhận các ý kiến để nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trong quá trình sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP.

Tại Phiên giải trình, các đại biểu Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của các Bộ, ngành trong công tác quản lý kinh doanh xăng dầu thời gian qua, góp phần bảo đảm nguồn cung, ổn định giá cả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định hiện hành: doanh nghiệp sản xuất được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù nhưng không có cam kết về mức sản lượng tối thiểu, dẫn đến sự bị động khi phải tìm nguồn thay thế; đánh giá về cơ cấu nguồn cung xăng dầu, cơ sở phân giao tổng nguồn; xăng dầu dự trữ quốc gia chưa được bảo quản riêng theo Luật Dự trữ quốc gia mà vẫn cất trữ chung trong kho thương mại của doanh nghiệp, dẫn đến thiếu minh bạch; phương pháp tính giá có nhiều hạn chế, chưa bảo đảm tính cạnh tranh, chưa tuân thủ các quy luật của thị trường;

Việc áp đặt định mức chi phí, lợi nhuận cho tất cả doanh nghiệp dẫn đến triệt tiêu động lực cạnh tranh; chưa “tính đúng, tính đủ” cho doanh nghiệp, một số yếu tố cấu thành giá được rà soát định kỳ 6 tháng, hằng năm nên không phù hợp với tình hình thực tế; việc xác định giá thế giới trong công thức tính giá cơ sở bằng cách lấy “giá trung bình” của 10 ngày trước kỳ điều hành để cấu thành “giá trần” cho 10 ngày sau vừa không bảo đảm tính chất “trần”, vừa tạo ra sự “lệch pha” giữa giá Việt Nam và giá thế giới; việc thực hiện bình ổn giá không đạt mục tiêu đề ra, chưa công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá;

Toàn cảnh Phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.

Toàn cảnh Phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.

Điều kiện kinh doanh xăng dầu chưa phù hợp, chưa có sự ràng buộc về mức cung ứng tối thiểu ra thị trường; quản lý nhà nước về xăng dầu giao thoa nhiệm vụ giữa nhiều bộ, một số ý kiến đề nghị cân nhắc trong lĩnh vực này giao Bộ Công Thương quản lý để bảo đảm chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành; cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có chế tài nghiêm khắc để loại bỏ xăng dầu giả, kém chất lượng khỏi thị trường, ngăn ngừa các hành vi gian lận, đầu cơ, “găm hàng” trong kinh doanh xăng dầu; nghiên cứu xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng xăng dầu phù hợp hơn để góp phần giảm áp lực cho doanh nghiệp và người dân, kiềm chế lạm phát, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách bền vững…

Giải trình các câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu và cho biết đã phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện nội dung dự thảo Tờ trình, dự thảo Nghị định trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp, hiệp hội để bảo đảm việc sửa đổi Nghị định lấy đủ ý kiến của các đối tượng chịu tác động, phù hợp với tình hình thực tiễn, công khai, minh bạch, hiệu quả, hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo về cơ sở, căn cứ điều hành giá, nguyên tắc và tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Hai Bộ trưởng cũng giải trình, làm sáng tỏ nhiều vấn đề cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất liên quan đến bảo đảm nguồn cung, phương pháp tính giá, thời gian giữa hai kỳ điều hành giá, về dự trữ xăng dầu, phân công trách nhiệm trong quản lý nhà nước…

Phiên giải trình cũng ghi nhận nhiều ý kiến có giá trị của các chuyên gia, ý kiến của các tổ chức, hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp phản ánh tình hình thực tế và đề xuất nhiều kiến nghị cụ thể trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh xăng dầu nói chung và sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP nói riêng.

Phát biểu chỉ đạo Phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng Chính phủ, các Bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên tình hình thị trường xăng dầu vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy, phải sớm đánh giá lại tình hình thị trường xăng dầu, xác định rõ vướng mắc, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan để đề ra giải pháp cơ bản, toàn diện để khắc phục do xăng dầu là hàng hóa chiến lược, liên quan đến an ninh năng lượng, an ninh quốc gia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu; sớm hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhất là kịp thời sửa đổi các nghị định, thông tư có liên quan; thực hiện đầy đủ và phân định trách nhiệm rõ ràng của các Bộ, ngành, địa phương, thương nhân đầu mối sản xuất và nhập khẩu, thương nhân phân phối, thương nhân bán lẻ để đáp ứng nguồn cung; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước; cơ chế quản lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.

Giao nhiệm vụ sau Phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chỉ đạo Ủy ban Kinh tế có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, trong đó đề xuất, kiến nghị cụ thể với các Bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương để thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật; các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có kế hoạch thực hiện các đề xuất, kiến nghị về nội dung giải trình trong thời gian tới; Ủy ban Kinh tế tiếp tục giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và tổng hợp lại các kết quả của Phiên giải trình, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ hoàn thiện báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan về 08 vấn đề của ngành xăng dầu: nguồn cung, dự trữ, giá, Quỹ Bình ổn giá, điều kiện kinh doanh, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, công tác quản lý nhà nước, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Trong quá trình tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tiếp tục bám sát, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 499/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nguy cơ ùn tắc đăng kiểm có thể sẽ tái diễn tại 31 địa phương

Nguy cơ ùn tắc đăng kiểm có thể sẽ tái diễn tại 31 địa phương

20/03/2024 14:27

Thời gian tới, nhu cầu đăng kiểm của người dân sẽ tăng cao, trong bối cảnh các vụ án đồng loạt xét xử sẽ khiến nhân lực đăng kiểm viên thiếu hụt nghiêm trọng.

Vì sao Hà Nội yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án Park City?

Vì sao Hà Nội yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án Park City?

19/03/2024 15:04

Mới đây, Thanh tra TP Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng và Sở Tài chính báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện Dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn (Park City), do Công ty Cổ phần phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC) làm chủ đầu tư.

Nghệ An: Tổ chức lễ trao tặng Kỷ niệm chương 'Bảo vệ An ninh Tổ quốc'

Nghệ An: Tổ chức lễ trao tặng Kỷ niệm chương 'Bảo vệ An ninh Tổ quốc'

19/03/2024 11:59

Sáng 18/3/2024, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ An ninh Tổ quốc” của Bộ trưởng Bộ Công an cho các cá nhân có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Hà Nội công khai loạt doanh nghiệp bất động sản nợ bảo hiểm người lao động

Hà Nội công khai loạt doanh nghiệp bất động sản nợ bảo hiểm người lao động

18/03/2024 15:09

Mới đây, BHXH TP Hà Nội công bố danh sách đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 2/2024 . Trong đó, có nhiều doanh nghiệp bất động sản tên tuổi như: Cen Land, Lilama 3, Vinaconex, Công ty CP Kosy…

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về việc chèo kéo, tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm?

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về việc chèo kéo, tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm?

18/03/2024 15:07

Sáng 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đăng đàn trả lời chất vấn của các ĐBQH. Theo Bộ trưởng, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm.

Xảy ra gần 10 trận động đất/ngày tại Kon Tum

Xảy ra gần 10 trận động đất/ngày tại Kon Tum

18/03/2024 10:44

Trong những ngày qua, Kon Tum liên tục ghi nhận các trận động đất, có ngày lên tới 8 trận. Khu vực huyện Kon Plong diễn ra trận động đất lớn nhất có độ mạnh 3.9 độ Richter.

Doanh nhân kiều bào mong muốn đầu tư vào công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Doanh nhân kiều bào mong muốn đầu tư vào công nghiệp bán dẫn Việt Nam

18/03/2024 10:42

Ngoài hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tới hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, kiều bào còn mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, các dự án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số… của Việt Nam.

Hà Tĩnh: Đàn cá heo bị mắc lưới được thả về biển khơi

Hà Tĩnh: Đàn cá heo bị mắc lưới được thả về biển khơi

16/03/2024 15:36

Ngư dân thả lưới đánh bắt gần bờ phát hiện 19 con cá heo mắc lưới, khi bán được 5 con thì bị cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn.

TP HCM: Phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024 có gì mới?

TP HCM: Phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024 có gì mới?

16/03/2024 15:31

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM vừa có tờ trình UBND thành phố về việc tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025.