Sau buổi nhậu, 2 người tử vong, 1 người nguy kịch
Sau 3 ngày cấp cứu tại bệnh viện, hai anh em ruột bị ngộ độc rượu đã tử vong, người còn lại trong tình trạng nguy kịch.

Bữa nhậu khiến 2 người tử vong, 1 người trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: K.L.
Ngày 8/7, Zing đưa tin, sau 3 ngày nhập viện điều trị do uống rượu, hai anh em trai gồm Liêng Jrang Ha Hôn (26 tuổi) và Liêng Jrang Ha Hải (23 tuổi, cùng ngụ thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Trước đó, Ha Hôn và Ha Hải nhập viện cấp cứu sau buổi uống rượu cùng nhiều người khác. Theo nhận định ban đầu của bác sĩ, các nạn nhân có thể bị ngộ độc rượu.
Sau khi xảy ra vụ việc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng phối hợp với Công an Lâm Đồng và Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương đã lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm độc tố.
PLO thông tin, liên quan đến bữa nhậu nói trên, chiều 7/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cũng đã đã tiếp nhận thêm anh Klong Ha Khuynh (36 tuổi, ngụ xã Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương) trong tình trạng suy thận cấp, suy gan, rối loạn cân bằng nước. Anh Khuynh là người đã nhậu chung với Hôn
Hiện, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng đang lấy 5 mẫu rượu trắng gửi đến Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt để phân tích.
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ
17/08/2022, 09:07
Phát hiện thuốc điều trị ung thư chứa chất độc được nhập về Việt Nam
17/08/2022, 08:44
Tối 15/8: Ghi nhận 1.695 ca mắc COVID-19 mới, 9.257 bệnh nhân khỏi bệnh
15/08/2022, 19:08
Hà Nội tăng tốc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi
15/08/2022, 09:15
Việt Nam ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19
14/08/2022, 19:18Tối 12/8: Ghi nhận 2.192 ca mắc COVID-19 mới, có 5.897 bệnh nhân khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.362.540 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.562 ca nhiễm).
Nạp nguồn năng lượng hoàn toàn từ thiên nhiên với bộ đôi sản phẩm mới TH true JUICE milk
Tiếp tục tiên phong trên con đường đồ uống tốt cho sức khỏe, Tập đoàn TH vừa cho ra mắt bộ đôi TH true JUICE milk Việt quất tự nhiên và TH true JUICE milk Chuối tự nhiên với hương vị thơm ngon, cung cấp nguồn năng lượng hoàn toàn từ thiên nhiên.
WHO xếp Việt Nam đứng hàng thứ 3 trong danh sách các nước có số ca mắc mới COVID-19 nhiều nhất
Theo báo cáo cập nhật hàng tuần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về diễn tiến tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu, lần đầu tiên sau nhiều tháng qua, Việt Nam lại được đưa trở lại danh sách các nước có số ca mắc mới cao nhất trong tuần chỉ sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.
Tối 11/8: Ghi nhận 2.367 ca mắc COVID-19 mới, có 6.418 bệnh nhân khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.360.348 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.543 ca nhiễm).
Hà Nội tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Ngày 9/8/2022, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành công điện số 03/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ Công an về việc tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện
Ngày 9/8, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Công an về tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện.
Chấn chỉnh công tác khám chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác khám chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới.
Khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng bệnh cúm mùa
Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế có 5 khuyến cáo.
Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng dịch và tiêm chủng vắc xin
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp như sốt xuất huyết, bệnh đậu mùa khỉ, gia tăng ca mắc Covid-19, các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội tiếp tục huy động các nguồn lực, tổ công tác cộng đồng cùng chống dịch nhằm bảo đảm không để "dịch chồng dịch". Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở, kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ công cuộc phòng, chống dịch.