Sẽ giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 25/9/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Đến năm 2045 kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc
Mục tiêu chung làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Từ nay đến năm 2030, Chiến lược đề ra 4 mục tiêu cụ thể: 1- Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc; 2- Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật; 3- Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm; 4- Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2045 kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc, có hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh hoạt động hiệu quả tương đương với các nước phát triển.
Xây dựng Khung hành động chung
Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Cụ thể, về phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành để phòng, chống kháng thuốc: Xây dựng Khung hành động chung làm nền tảng cho sự hợp tác đa ngành, điều phối, triển khai, giám sát các hành động theo trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành; xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực tương ứng.
Về chính sách, pháp luật, quy định chuyên môn: Rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, chẩn đoán và điều trị, sử dụng thuốc kháng vi sinh vật, an toàn sinh học trong y tế, nông nghiệp; về thực hành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; quản lý, xử lý chất thải của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở chế biến thực phẩm để kiểm soát dư lượng kháng sinh và các vi sinh vật kháng thuốc…
Về thông tin, truyền thông và vận động xã hội: Truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về các nguyên nhân gây kháng thuốc, hậu quả của kháng thuốc và các biện pháp phòng, chống kháng thuốc; duy trì cam kết của cá nhân và xã hội đối với thay đổi hành vi để sử dụng thuốc kháng vi sinh vật có trách nhiệm, ngừng lạm dụng và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật sai mục đích; thúc đẩy các hành vi lành mạnh để ngăn ngừa nhiễm trùng và sự lây lan của chúng, trong đó chú trọng nhân viên y tế, thú y, người chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản…
Thực hiện giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc
Giải pháp để tăng cường hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật, môi trường và thương mại: Củng cố năng lực hệ thống giám sát kháng thuốc ở người, động vật và tại cộng đồng; giám sát sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật để làm bằng chứng xây dựng, điều chỉnh hướng dẫn và các hoạt động can thiệp kịp thời ở cấp quốc gia và cấp cơ sở.
Rà soát, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.
Phát triển công tác dược lâm sàng, triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn; thực hiện giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
Chiến lược thực hiện 3 Đề án trọng điểm: 1- Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong y tế giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Y tế xây dựng và triển khai; 2- Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong thú y giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai; 3- Đề án giám sát kháng thuốc trong môi trường giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và triển khai.
Đề xuất thí điểm phương án phun sương để giảm ô nhiễm bụi mịn
30/12/2024, 11:19Người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại
21/12/2024, 12:59Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới
10/12/2024, 11:09Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét dưới 10 độ
09/12/2024, 07:01Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
05/12/2024, 14:13Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động
04/12/2024, 06:14Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8
30/11/2024, 14:001.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
28/11/2024, 15:49Chuyên gia nói gì về diễn biến đợt rét đậm ở miền Bắc và mưa lũ ở miền Trung?
Đợt không khí lạnh khiến miền Bắc chìm trong rét đậm, khu vực núi cao có thể xuất hiện băng. Không khí lạnh cũng tác động làm cho mưa lũ ở miền Trung diễn biến phức tạp hơn.
Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
Vừa qua, tại Thái Bình, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé” cho hơn 300 phụ nữ tỉnh Thái Bình.
Thái Bình: Giải phóng mặt bằng hơn 112ha tại huyện Thái Thụy để làm đường cao tốc CT.08
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua huyện Thái Thụy (Thái Bình) có chiều dài 16,2km, cần giải phóng mặt bằng 112,49ha. Đến ngày 21/11, 60/69 hộ dân đã ký đơn đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời hạn 30 ngày.
Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Thời tiết Hà Nội khi vào mùa đông không chỉ mang theo cái lạnh mà còn có những lớp bụi mịn dày đặc, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) liên tục nằm trong nhóm kém và nguy hại.
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
Nhiều nơi ở Hà Nội có chất lượng không khí xấu, nồng độ bụi mịn PM2.5 gấp 20.3 lần mức cho phép. Air Visual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba thế giới trong ngày 14/11.
Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
Hà Nội đang trong thời tiết khô hanh và khó chịu nhất trong năm, không khí có độ ẩm thấp, bụi xuất hiện "trắng trời", cần đề phòng các nguy cơ bệnh hô hấp.
Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
Trend là thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng mà trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.
Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025
Theo chương trình làm việc, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.