Số ca mắc Covid-19 trên thế giới đang tăng nhanh
Hầu hết các quốc gia chọn phương án đẩy mạnh tiêm chủng để vừa ngăn làn sóng Covid-19 mới, vừa duy trì hoạt động kinh tế

Một người dân Thượng Hải được xét nghiệm Covid-19 ngày 12-7 Ảnh REUTERS
Nếu như vào giữa tuần, Nhật Bản được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) "điểm danh" với số ca Covid-19 trong tuần hơn 269.000 (tăng 98% so với tuần trước) thì đến hôm 16-7, chỉ trong 1 ngày, số ca ghi nhận toàn quốc đã là 110.000, theo The Japan Times. Đây là một kỷ lục mới, vượt số ca cao nhất của làn sóng Omicron thứ nhất là 104.168 ca trong ngày 5-2.
"Nóng" nhất là thủ đô Tokyo với 18.919 ca mắc Covid-19 mới hôm 16-7, gần gấp đôi thứ bảy tuần trước, 2 ca tử vong và 14 người phải chạy ECMO, theo NHK. Tiếp theo đó là Osaka với 12.351 ca, tỉnh Kanagawa với 7.638 ca, tỉnh Aichi với 7.269 ca… Chính quyền cho biết làn sóng Covid-19 thứ 7 ở Nhật được thúc đẩy bởi biến chủng phụ BA.5 Omicron.
Tuy nhiên, theo The Japan Times, tỉ lệ tử vong do Covid-19 của Nhật Bản thấp nhất trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới nhờ duy trì thói quen đeo khẩu trang, tỉ lệ bao phủ tiêm chủng cao và người dân có sức khỏe tốt. Do đó, các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch, bao gồm nới lỏng các quy tắc kiểm dịch để phục hồi du lịch, vẫn được thúc đẩy.
Trung Quốc là quốc gia hiếm hoi vẫn chật vật với chính sách zero-Covid. Theo Bloomberg, Trung Quốc báo cáo 580 ca mới vào ngày 15-7; trong đó, Thượng Hải - nơi hàng rào phong tỏa đã tái xuất hiện nhiều nơi, có 11 ca mới "bên ngoài khu vực cách ly" và tình hình "tương đối nghiêm trọng", theo lời Phó trưởng Phòng Y tế thành phố Zhao Dandan.
Chính quyền Thượng Hải cho biết đã bổ sung thêm 2 khu vực có nguy cơ cao và 12 khu vực có nguy cơ trung bình, trong khi 41 khu vực khác đã được "giáng cấp" nguy cơ. Số ca mắc cũng tăng nhanh ở khu tự trị Nam Quảng Tây nhưng giảm ở 2 điểm nóng khác là tỉnh An Huy và phía Nam Quảng Đông.
Trong khi đó, báo cáo của WHO hôm 13-7, vốn không phân chia ranh giới trong - ngoài vùng cách ly, cho biết số ca Covid-19 tuần trước của Trung Quốc lên tới 223.915, cao thứ 3 khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, chỉ sau Nhật Bản và Úc.
Tại châu Âu, Anh đang trở thành một trong các điểm nóng với khoảng 3,5 triệu dân đang trong tình trạng mắc Covid-19, tăng thêm gần 30% so với tuần trước đó (2,7 triệu người). "Tỉ lệ người xét nghiệm dương tính với virus corona tiếp tục tăng trên khắp Vương quốc Anh, có thể là do sự gia tăng các ca mắc biến chủng phụ BA.4 và BA.5" - Reuters dẫn phát ngôn từ Phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS).
Ước tính cứ 19 người Anh thì có 1 người dương tính với SARS-CoV-2 trong tuần tính đến ngày 6-7 và tỉ lệ đang tăng dần. Scotland có tỉ lệ người nhiễm cao nhất: 1 trong 16 người.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Tối 30/11: Ghi nhận 485 ca mắc COVID-19 mới, có 146 bệnh nhân khỏi bệnh
Tối 14/11: Ghi nhận 204 ca mắc COVID-19 mới, có 66 bệnh nhân khỏi bệnh
Tối 8/11: Ghi nhận 442 ca mắc COVID-19 mới, có 227 bệnh nhân khỏi bệnh
Tối 7/11: Ghi nhận 365 ca mắc COVID-19 mới, có 118 bệnh nhân khỏi bệnh
Tối 22/10: Ghi nhận 475 ca mắc COVID-19 mới, có 277 bệnh nhân khỏi bệnh

Mỹ phê duyệt dự án khai thác dầu gây tranh cãi tại Alaska
18/03/2023, 06:31
Tổng thống Biden hứa sẽ trừng phạt lãnh đạo của SVB và Signature Bank
16/03/2023, 06:27
Xuất khẩu của Mỹ sang Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
15/03/2023, 06:39
Mỹ có thể ban hành lệnh cấm khai thác dầu ở Alaska
14/03/2023, 06:27
Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
13/03/2023, 06:46
Tổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
12/03/2023, 06:52
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
11/03/2023, 06:44
OPEC không cần thiết phải bù đắp cho lượng dầu cắt giảm của Nga
10/03/2023, 06:23Giá dầu giảm sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/3 sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở mức khoảng 5%.
Nga dự kiến “chôn vùi” các đường ống dẫn khí Nord Stream
Ngày 3/3, Reuters dẫn từ các nguồn tin quen thuộc cho biết đường ống dẫn khí đốt Nord Stream bị hư hại dưới biển Baltic sẽ được Nga niêm phong và dừng hoạt động vì Moscow hiện không có kế hoạch sửa chữa hay kích hoạt lại các đường ống này ngay.
Giá khí đốt tại châu Âu lần đầu giảm xuống dưới 500 USD kể từ năm 2021
Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE London, giá khí đốt ở châu Âu đã giảm xuống dưới 500 USD/1.000 m3 vào ngày 3/3.
Giá dầu giảm mạnh khi UAE có ý định rời OPEC
Giá dầu đã giảm mạnh sau khi có ý kiến cho rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang tranh luận nội bộ về việc có nên rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hay không.
Chuyên gia Đức: “Nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ”
Phương Tây đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine bằng nhiều đợt trừng phạt chống lại Nga. Nhiều nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị dự đoán nền kinh tế của Nga sẽ sụp đổ, nhưng điều này đã không xảy ra trong một năm qua.
Những điều cần biết về Nghị định thư Bắc Ireland
Anh và Liên minh châu Âu (EU) đang nối lại các cuộc đàm phán nhằm thu hẹp những bất đồng về các thỏa thuận thương mại hậu Brexit liên quan đến Bắc Ireland. Nhưng hầu như các thỏa thuận đều bị trì hoãn vì cần sự đồng thuận của nhiều bên.
EU bất đồng sâu sắc về năng lượng hạt nhân
Đây là diễn biến mới nhất liên quan đến tranh chấp giữa Pháp và một số quốc gia muốn EU đưa ra nhiều chính sách hơn nhằm thúc đẩy sự đóng góp của năng lượng hạt nhân trong việc cắt giảm lượng khí thải CO2.
Nga triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an LHQ về việc phá hoại đường ống Nord Stream
Nga vừa triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chủ đề phá hoại đường ống Nord Stream hồi tháng 9 năm ngoái, AP đưa tin.
EU không đạt được thỏa thuận loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Cuộc họp hồi đầu tuần của các bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu đã không dẫn đến việc thông qua các quy tắc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch khi các nước châu Âu tranh luận về việc phân loại năng lượng hạt nhân như một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng.