Số ca mắc Covid-19 tăng "chóng mặt", Bộ Y tế ra công văn khẩn
Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, trong 7 ngày (từ 5/4 -11/4), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc Covid-19 mới, tăng 3,8 lần so với 1 tuần trước đó.
Ca nhiễm Covid-19 đang tăng trở lại
Sau một thời gian dài dịch Covid -19 tạm lắng, nhiều ngày cả nước không có ca mắc thì ngày 12/4, số ca mắc trong cả nước tăng tới 261 ca mắc mới, có 46 bệnh nhân khỏi và 9 ca đang thở oxy.
Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, trong 7 ngày (từ 5/4 -11/4), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc Covid-19 mới, tăng 3,8 lần so với 1 tuần trước đó. Cao điểm nhất là có hơn 261 ca mắc. Như vậy, dịch bệnh Covid-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4.
Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng chống, kiểm soát tình hình dịch, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
Thúc đẩy tiêm vaccine phòng Covid-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra...
Các địa phương tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới…
Còn trên thế giới, số ca mắc mới Covid-19 tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều ghi nhận mức tăng mạnh trong những ngày trở lại đây. Ngày hôm qua, Hàn Quốc ghi nhận hơn 12 nghìn ca mắc mới Covid-19, Nhật Bản gần 10 nghìn ca, trong khi Ấn Độ là khoảng 7.800 ca.
Hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá dịch Covid-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiếp tục theo dõi chặt diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus, biến thể mới trong tương lai.
Biến chủng phụ của Omicron, XBB 1.16 là thủ phạm
Theo các số liệu ghi nhận tại Ấn Độ những ngày qua, thì cứ 4/5 ngày số ca nhiễm mới tính theo ngày lại tăng gấp đôi. Giới chức Ấn Độ giữ một thái độ khá thận trọng trong đợt bùng phát dịch lần này là vì vậy. Biến chủng phụ của Omicron, XBB 1.16 được cho là thủ phạm của đợt bùng phát lần này.
Tuy nhiên Hiệp hội Y khoa Ấn Độ mới đây cũng đã ra một tuyên bố cho rằng người dân cần cảnh giác chứ không nên sợ hãi. Bởi cho tới lúc này, XBB 1.16 vẫn chưa cho thấy có sự gia tăng đột biến nào về độc lực. Tỉ lệ hồi phục của các bệnh nhân hiện vẫn là gần 99%. Các viêm nhiễm mà XBB 1.16 gây ra vẫn chủ yếu ở hệ hô hấp trên, chứ không tấn công nhiều vào phổi. Có điều phải cẩn trọng là vì độc lực của XBB 1.16 dù không cao nhưng vẫn được xác định là nguy hiểm đối với người trên 60 tuổi hay người suy giảm hệ thống miễn dịch.
Điều mà Ấn Độ cảm thấy lo lắng trong đợt bùng phát dịch lần này là việc người dân thờ ơ với Covid-19 quá sớm. Nhiều người bị ho, sốt, cảm nhận mình có các triệu chứng của Covid-19 khá rõ ràng, tuy nhiên giờ đây họ không chịu xét nghiệm nữa và cũng không còn ý thức tự cách ly. Công tác truy vết và đánh giá về mức độ bùng phát của dịch lần này tại Ấn Độ vì thế khó khăn hơn nhiều. Thực tế thì XBB 1.16 được xác định đã lây nhiễm trong cộng đồng tại Ấn Độ thì vài tháng qua, nhưng tỉ lệ nhập viện không cao.
Giới y tế Ấn Độ vì thế cho rằng, nguy cơ tái diễn một thảm kịch như từng xảy với biến thể Delta là không cao, nhưng điều đó không có nghĩa là đợt bùng phát lần này là không nguy hiểm. Giới y tế Ấn Độ những ngày qua nhấn mạnh một thông điệp, đó là nếu bạn cảm thấy mình nhiễm Covid-19 mà vẫn ổn, thì không có nghĩa là người khác cũng sẽ ổn như bạn. Nếu người nhiễm Covid-19 không giữ một thái độ đúng đắn, để Covid-19 lây lan bừa bãi thì rất có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường với những người xung quanh, nhất là những người già, suy giảm hệ thống miễn dịch, trong đó có cha mẹ, bạn bè, con cái mình.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng: "Nhận định ca Covid-19 gia tăng không có nghĩa là dịch bùng phát. Do đây là thời điểm giao mùa nên các bệnh như cúm mùa, Covid-19 có thể tăng cao".
"Đồng thời, do hiệu quả của vaccine đã giảm dần theo thời gian và ngay cả người đã tiêm đủ các mũi vẫn có thể nhiễm bệnh", ông Khổng Minh Tuấn cho biết.
Cũng theo Phó Giám đốc CDC Hà Nội, số ca nhiễm Covid-19 vẫn thấp hơn nhiều so với cúm mùa.
Cùng chủ đề
CCV Group chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định thương hiệu trong mùa dịch COVID-19
Mặc dù chiến tranh Ukraine, Nga vẫn là nhà cung cấp dầu lớn nhất của Đức
Số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
6 cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng COVID-19 quan trọng
Bão Yagi có thể mạnh cấp 12, giật cấp 15 trên Biển Đông
05/09/2024, 12:26Thời tiết 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 như thế nào?
02/09/2024, 09:00TP HCM xử lý nghiêm các hoạt động xả thải gây ô nhiễm nguồn nước
31/08/2024, 15:14Nghệ An: Quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn
23/08/2024, 14:11Cá chết hàng loạt tại hồ nước lớn nhất tỉnh Quảng Bình
08/08/2024, 09:47Dự báo miền Trung sẽ đón một đợt nắng nóng gay gắt
05/08/2024, 12:00Thông tin mới nhất vụ sạt lở đất vùi lấp xe khách ở Hà Giang: 11 người tử vong, 4 người bị thương
Theo thông tin mới nhất, tổng số người bị nạn trong vụ sạt lở vùi lấp xe khách ở Hà Giang được chính xác là 15 người với 11 người tử vong, 4 người bị thương. Hiện Thủ tướng đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở có tính chất nghiêm trọng này.
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Khi dân số Việt Nam vượt mốc 100 triệu người
Theo công bố của Cục Dân số, dân số Việt Nam vừa vượt mốc 100 triệu dân. Con số này đến sớm hơn hai năm so với dự báo hồi năm 2017 của Viện Chính sách công và quản lý.
Người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu được trợ cấp hàng tháng
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó quy định chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Số phận những tấm pin mặt trời cũ sẽ đi về đâu, có gây hại cho môi trường?
Không thể phủ nhận ưu điểm vượt trội của ngành năng lượng mặt trời nhưng bài toán hóc búa về quy trình tái chế tấm pin mặt trời cũ vẫn luôn khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu.
Bệnh Bạch Hầu xuất hiện - Sở Y tế Hà Nội phản ứng ra sao?
Chiều 8/7 Cục Y tế dự phòng (BYT) đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế Nghệ An và Sở Y tế Bắc Giang về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống
Mặc dù tiện dụng nhưng các sản phẩm túi ni-lông và nhựa dùng một lần đang gây ra mối nguy hại lớn cho môi trường và sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và xã hội toàn cầu.
Thời tiết hôm nay 1/7: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 1/7/2024. Dự báo tin thời tiết ngày 1/7/2024 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Miền Bắc, miền Trung sắp bước vào đợt nắng nóng gay gắt kéo dài
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở khu vực miền Bắc và miền Trung có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.