Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á phục hồi mạnh mẽ
Cỗ máy kinh tế của các quốc gia trong ASEAN nửa đầu năm 2022 đã được khởi động lại mạnh mẽ. Ở một số nền kinh tế lớn của khu vực, tăng trưởng trong 6 tháng vừa qua thậm chí còn cao hơn dự báo.
Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022 khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, xuất khẩu từng bước phục hồi.
Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,37% so với cùng kỳ, nằm trong mức kiểm soát. Năng lực sản xuất lương thực trong nước, tốc độ mở cửa kinh tế cùng chính sách linh hoạt đã giúp Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp so với các nước.
Cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng, kinh tế Indonesia 6 tháng đầu năm 2022 là 5% sau khi nền kinh tế chuyển sang tiêu dùng tư nhân và đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, áp lực giá cả cũng buộc chính phủ phải thắt chặt tài chính, kiểm soát giá.
Cùng có đà tăng trưởng như Indonesia là Malaysia. Với lợi thế là nhà xuất khẩu ròng dầu khí lớn, quốc gia xuất khẩu dầu cọ thứ hai thế giới, tăng trưởng GDP của Malaysia trong quý I/2022 là 5%, sản xuất được mở rộng, thị trường lao động phục hồi, dòng vốn FDI tăng 3 lần.
Tại Singapore, với việc mở cửa từ sớm, kinh tế nước này cũng tăng trưởng tương đối ấn tượng với 4,8% trong quý 2 vừa qua. Tuy nhiên, do phụ thuộc xuất khẩu, Singapore cũng phải đối mặt với những áp lực về giá cả. Giá thực phẩm dự kiến lên 8% vào cuối năm so với mức 5,4% hiện nay.
Còn tại Thái Lan, GDP trong quý I/2022 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, tăng nhanh hơn dự báo trước đó, nhờ các hạn chế Covid-19 được nới lỏng và xuất khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cũng tăng cao nhất trong 13 năm, đạt 7,1% trong tháng 5, chủ yếu do tăng giá năng lượng.
Xét về tổng thể, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của cả khối ASEAN ở mức 4,8 % trong năm nay và sẽ tăng lên 5,2% vào năm sau.
Nền kinh tế ASEAN gặp nhiều thách thức lớn
Khi nền kinh tế ASEAN thời điểm này đang vào guồng thì lại gặp phải nhiều thách thức lớn. Căng thẳng chính trị liên quan đến Ukraine, giá nhiên liệu tăng cao chưa từng có, giá lương thực cũng tăng vọt, biến động của tỷ giá hối đoái... Giống như hầu khắp các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á cũng đứng trước áp lực lạm phát hay nguy cơ suy giảm đà tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Cùng với đó, các quốc gia trong khu vực được đánh giá có thể nằm ngoài vòng suy thoái này do những nỗ lực phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Các địa điểm giải trí về đêm tại Thái Lan đã chính thức được mở cửa trở lại một cách đầy đủ kể từ đầu tháng 7 này. Nguy cơ về lạm phát leo thang không còn là nỗi lo của các cơ sở kinh doanh, khi hoạt động kinh tế này đang thu hút nhanh lượng khách du lịch và mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho kinh tế Thái Lan.
"Cá nhân tôi nghĩ kinh doanh giải trí là một lĩnh vực quan trọng, nó liên quan đến du lịch, đóng góp hàng trăm triệu baht doanh thu cho đất nước", anh Kamol Wuttipong, Chủ cơ sở Parking Toys Pub & Restaurant, Thái Lan chia sẻ
Đông Nam Á dường như đang đứng ngoài nguy cơ suy thoái kinh tế do lạm phát, giá nhiên liệu và lương thực tăng kỷ lục. Bốn trong số sáu nền kinh tế lớn nhất ASEAN là Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines, có tổng sản phẩm quốc nội đang tăng nhanh hơn lạm phát, theo một phân tích của tạp chí kinh tế Financial Times dựa trên dữ liệu của chính phủ.
Hiện nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ nhờ dỡ bỏ hầu như toàn bộ các biện pháp hạn chế phòng dịch và sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành du lịch đã giúp kinh tế ASEAN kiên cường trước các nguy cơ suy giảm kinh tế mà cả thế giới đang phải đối mặt.
Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á, Ngân hàng HSBC ông Frederic Neumann cho biết: "Những gì bạn đang thấy ở Đông Nam Á vào lúc này là một sự phục hồi mở cửa trở lại: kinh tế tăng trưởng rất mạnh mẽ và điều đó có thể sẽ kéo dài sang nửa cuối năm nay".
Các nước Đông Nam Á cũng được đánh giá hưởng lợi nhuận từ sự thay đổi trong sản xuất do các nhà sản xuất đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, trong khi chính sách "zero covid" đang cản trở sản xuất tại Trung Quốc.
Bà Gina Raimondo - Bộ trưởng Thương mại Mỹ: "Chúng tôi đang tìm cách hợp tác với ASEAN và các công ty của bạn để xây dựng một khả năng phục hồi tốt hơn và an toàn trong chuỗi cung ứng".
Nền kinh tế Đông Nam Á cũng đang tạo ra động lực lớn hơn về sản lượng, bao gồm cả xuất khẩu tăng trưởng ổn định. Giá lương thực, nhiên liệu và hàng hóa tăng... có lợi cho các quốc gia xuất khẩu với số lượng lớn.
Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, nhìn chung trong ASEAN, đà phục hồi được duy trì tốt, môi trường tăng trưởng mạnh mẽ, các tín hiệu tích cực này có khả năng kéo dài trong nửa cuối năm. Sau đây là một số giải pháp đã được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đưa ra để ASEAN đạt được mục tiêu tăng trưởng hậu đại dịch.
TS. Jayant Menon - Viện Nghiên cứu ISEAS - Yusof Ishak, Singapore cho biết: "Tăng lãi suất sẽ làm chậm tăng trưởng nhưng chúng tôi hy vọng nó không dẫn đến suy thoái. Hiện nay, nguy cơ suy thoái toàn cầu đang gia tăng, song nguy cơ suy thoái ở Đông Nam Á thấp hơn. Hy vọng rằng lạm phát sớm được kiểm soát để có thể điều chỉnh lãi suất, đảm bảo đà tăng trưởng".
"Kênh hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người dân đã bắt đầu được triển khai từ 1/7. Quỹ nông sản cũng được thành lập với trị giá 500 triệu ringgit để hỗ trợ các khoản vay cho các nhà sản xuất, hộ chăn nuôi", Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho hay.
Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022 khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, xuất khẩu từng bước phục hồi. Ở một số nền kinh tế lớn của khu vực, tăng trưởng trong 6 tháng vừa qua thậm chí còn cao hơn dự báo.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy
22/11/2024, 06:15Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
21/11/2024, 06:43Độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa
20/11/2024, 06:28Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km và đang suy yếu dần
19/11/2024, 14:17Siêu bão Man-yi giật cấp 14, chính thức vào biển Đông
Siêu bão Man-yi mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 20km/h. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Công bố quyết định chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
Sáng ngày 16/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh vào cuối tuần này
Từ đêm 16/11 đến ngày 24/11, Bắc Bộ mưa vài nơi. Khoảng 18/11, một đợt không khí lạnh tăng cường khả năng tràn về miền Bắc khiến nền nhiệt khu vực này giảm, trời rét về đêm và sáng sớm.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông báo về tổ chức điều chỉnh giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông).
Bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Đề xuất dùng giá đất cũ cho người mua nhà ở công tại TP.HCM
Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng TP.HCM đề xuất áp dụng bảng giá đất cũ cho các hồ sơ mua nhà ở công đã nộp trước ngày 31/10 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng cho biết sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong đó nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, chất lượng dự báo, cảnh báo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Thông tin tuyên truyền đã phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin xã hội, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Chuyên gia nói gì khi hàng loạt cơn bão nối đuôi nhau vào Biển Đông?
Sau bão số 8 vào Biển Đông, có thể bão số 9 sẽ tiếp tục nối đuôi theo sau, tiếp đó là vùng áp thấp đang phát triển có khả năng mạnh lên thành bão.