Tập trung khắc phục hậu quả, chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ tại miền Trung
Đó là nội dung của Công điện 939/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa được ký ngày 13/10 về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ tại miền Trung.

Công điện 939/CĐ-TTg ngày 13/10/2022 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nêu rõ:
Từ cuối tháng 9 đến nay, các địa phương miền Trung liên tiếp chịu ảnh hưởng của bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Hiện nay, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới, bão có thể ảnh hưởng, tiếp tục gây mưa rất lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong những ngày tới, tổng lượng mưa phổ biến 200 - 500 mm, có nơi trên 600 mm. Trong bối cảnh khu vực này vừa xảy ra mưa lớn, hồ chứa nước, sông suối đầy nước. Để chủ động ứng phó tình huống thiên tai phức tạp, đặc biệt là nguy cơ lũ chồng lũ, sạt lở đất, lũ quét, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương đề cao cảnh giác, không được chủ quan, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, đồng thời chủ động, sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đợt mưa lũ tới, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Khắc phục nhanh nhất hậu quả đợt mưa lũ vừa qua
1. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng, nhất là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, đặc biệt tại các huyện có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét như Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi; Đăklei, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cần tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Khẩn trương khắc phục nhanh nhất hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, nhất là hỗ trợ bảo đảm ổn định đời sống cho người dân; sửa chữa, khắc phục công trình hồ đập, đê điều, tuyến đường giao thông bị sạt lở, cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hại để bảo đảm an toàn, chủ động ứng phó với bão, lũ.
- Theo dõi chặt chẽ, nắm chắc thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới/bão và mưa lũ; chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền còn hoạt động trên biển và các hoạt động ven biển, đảo.
- Tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, trong đó: tổ chức rà soát, kiểm tra ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, khu vực nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu dân cư, trường học, trụ sở để chủ động sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm; bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ, hỗ trợ, hướng dẫn giao thông qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết để bảo đảm an toàn; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, bảo đảm nguồn cung cầu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở; bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức hỗ trợ người dân sơ tán, cứu trợ, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.
Dự báo chi tiết, cụ thể, chính xác nhất
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo chi tiết, cụ thể, chính xác nhất về áp thấp nhiệt đới/bão, mưa lũ, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét và thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đối với tàu thuyền hoạt động trên biển và hoạt động sản xuất nông nghiệp; sửa chữa, khắc phục hồ đập thủy lợi, công trình đê điều bị hư hại do mưa lũ; vận hành điều tiết các hồ thủy lợi bảo đảm an toàn công trình, đồng thời góp phần giảm lũ cho hạ du.
4. Bộ Công Thương phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, hệ thống điện và sản xuất công nghiệp; vận hành điều tiết các hồ thủy điện bảo đảm an toàn công trình, đồng thời góp phần giảm lũ cho hạ du; chủ động chỉ đạo bảo đảm cung cầu lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt.
5. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đối với các phương tiện vận tải (bảo gồm cả tàu vận tải trên biển, ven biển); phối hợp với các ngành và các địa phương chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở do mưa lũ.
6. Bộ Y tế phối hợp với địa phương chỉ đạo, triển khai công tác y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân vùng lũ, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau lũ.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh và cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, hạn chế thiệt hại.
Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ Nhân dân
8. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5 và các đơn vị đóng trên địa bàn chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ Nhân dân phòng, chống thiên tai, sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.
9. Bộ Công an phối hợp với địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.
10. Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo dõi chặt chẽ tình hình, chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn kịp thời, hiệu quả; phối hợp với Bộ Tài chính kịp thời xử lý bổ sung phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác cứu nạn tại các địa phương trọng điểm mưa lũ.
11. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến mưa lũ, chỉ đạo của cơ quan chức năng; phối hợp với cơ quan chức năng hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó để hạn chế thiệt hại do thiên tai.
12. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền chỉ đạo, xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền./.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Ecopark- 'nơi có gió' chữa lành cho người trưởng thành và thiên nhiên hạnh phúc cho trẻ nhỏ
T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc
Triệu vé 0 đồng chào đường bay mới TP.HCM – Jakarta, Vietjet thôi!
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cảnh báo: “Điều tồi tệ nhất” đang đón chờ châu Âu
Cần làm rõ vì sao EVN báo lỗ triền miên?

Tích cực thúc đẩy chuỗi dự án Khí - Điện lô B Ô Môn
31/05/2023, 05:29
Thời tiết hôm nay 29/5: Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất trong ngày
29/05/2023, 14:19
Bất động sản chưa hết khó, Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất nhiều giải pháp
25/05/2023, 16:43
Châu Á đang phải trải qua đợt nắng nóng nhất trong lịch sử
20/05/2023, 07:50
Nhìn lại nửa nhiệm kỳ của Chính phủ
17/05/2023, 07:08
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên
15/05/2023, 16:13Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh công việc
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định các vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền... là một trong những yêu cầu được Chính phủ đặt ra trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8 tiến vào Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam với cường độ gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Thời tiết hôm nay 6/5: Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 6/5/2023. Dự báo thời tiết ngày 6/5/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Chính phủ ra tay 'gỡ dây trói' cho nền kinh tế
Chưa khi nào tất cả các ngành nghề của Việt Nam lại phải đối mặt với đủ các loại cơ chế, chính sách, quy định… có từ trước mà trong đó rất nhiều điều đã không còn phù hợp với sự phát triển khách quan của thị trường.
Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ
Liên Hợp Quốc cảnh báo hiện tượng thời tiết El Nino sẽ phát triển trong những tháng tới, thúc đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn và thiết lập những kỷ lục nhiệt mới.
Thanh Hóa cấm quay phim chụp ảnh ở trụ sở UBND tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa là một trong những cơ quan thuộc diện cấm tập trung đông người, cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm theo quy định mới của Thanh Hóa.
Bộ TN&MT phạt Cảng hàng không Việt Nam 270 triệu đồng vì thi công gây ô nhiễm
Mới đây, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký quyết định xử phạt Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành 270 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường khi thi công sân bay Long Thành.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2023
Công trình condotel được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; Từ 15/5 sim không chính chủ sẽ bị thu hồi; Điều chỉnh tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2023.
Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc
48 năm về trước, tại thành phố Sài Gòn - “Hòn ngọc Viễn Đông”, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng mang theo bụi đường và nắng gió ba miền tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu toàn thắng đã về ta.