Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Để giúp giảm tình trạng ô nhiễm không khí đang hoành hành ở Thái Lan cũng như các nước châu Á hiện nay, chính phủ Thái Lan đã kêu gọi người gốc Hoa hạn chế đốt vàng mã và nhang trong dịp Tết nguyên đán Ất Tị 2025. Thay vào đó, Chính phủ nước này gợi ý thắp hương và đốt vàng mã online như một cách tượng trưng mà vẫn giữ được phong tục truyền thống của đời cha ông.
Đốt vàng mã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng
Phó Phát ngôn viên Chính phủ Anukul Prueksanusak nhấn mạnh, chính phủ Thái Lan cam kết cải thiện chất lượng không khí, đặc biết là lại thủ đô Bangkok và một số thành phố lớn khác tại Thái Lan. Được biết, nồng độ bụi mịn tại những nơi này đang ở mức độ nguy hiểm tới sức khỏe của người dân.
Ông Prueksanusak cũng cho rằng, việc đốt vàng mã số lượng lớn, đặc biệt là trong những dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán sẽ làm trầm trọng thêm nồng độ bụi mịm PM2.5 trong không khí. Hơn thế, ông Prueksanusak còn đưa ra cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn khi Kết quả xét nghiệm người dân đốt vàng mã nhiều hơn trong dịp lễ Tết.
Bác sĩ Manoon Leechawengwongs, Bác sĩ Chuyên khoa hô hấp bệnh viện Vichaiyut, Bangkok cho biết, khói nhang và vàng mã gây hại cho sức khỏe ngang bằng, thậm chí còn hơn cả hút thuốc lá. Loại khói này có chứa lưu huỳnh, nitơ và bụi mịm PM2.5. Đây cũng là những chất làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay ở thành phố Bangkok.
Hệ lụy của việc đốt vàng mã đối với sức khỏe
Tiến sĩ Panpimol Wipulakorn, Tổng Giám đốc Sở Y tế cảnh báo, tiếp xúc với khói đốt nhang và vàng mã có thể gây ra các bệnh cấp tính như kích ứng mắt, hắt hơi, khó thở và đau đầ. Nếu tiếp xúc với loại khói độc này trong thời gian lâu dài có thể dẫn tới mắc bệnh ung thư. Trong đó, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nền hô hấp sẽ là những nhóm nhạy cảm hơn với khói nhang và vàng mã.
Bà Wipulakorn cho biết, khói nhang và giấy vàng mã chứa nhiều kim loại nặng và các chất gây ung thư nguy hiểm. Kết quả xét nghiệm cho thấy một lượng lớn chất gây ung thư có trong tàn tro còn sót lại.
Thắp hương và đốt vàng mã từ lâu đã là một phong tục phổ biến tại nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Đông Á, đặc biệt là những nền văn hóa có ảnh hưởng từ Đạo Phật, Đạo giáo và Nho giáo. Đây là phong tục truyền thống để bày tỏ sự biết ơn, lòng thành kính đến với thần linh, tổ tiên, những người thân đã khuất và mong cầu về một năm mới bình an, may mắn.
Cùng chủ đề
Đốt vàng mã cúng rằm, một ngôi nhà 2 tầng bị thiêu rụi ở Hải Phòng
Kỳ lạ ngôi chùa tìm 'mỏi mắt' không có hòm công đức, không đốt vàng mã hay dâng cúng rượu thịt
Ông bà tổ tiên không nhận được gì khi chúng ta đốt vàng mã
Tình tiết bất ngờ vụ cháy quán karaoke trên phố Hào Nam
Hà Nội: Lạnh người với cảnh đốt vàng mã trên tầng 29 toà chung cư HH Linh Đàm
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
26/01/2025, 18:08Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
25/01/2025, 12:31Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
25/01/2025, 12:26Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
14/01/2025, 15:37Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'
03/01/2025, 11:32Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore
27/12/2024, 11:38CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
Goldman Sachs Group ( GS , Financial ) đã chính thức tách khỏi Net Zero Banking Alliance (NZBA) mà không đưa ra một lý do cụ thể.
Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
Tàu chở CO2 hóa lỏng thương mại đầu tiên trên thế giới, được thiết kế và chế tạo độc lập bởi một công ty đóng tàu Trung Quốc, đã được bàn giao cho một khách hàng nước ngoài tại TP.Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào cuối tháng 11 vừa qua.
Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
Ủy ban Châu Âu (EC) đã khởi động các thủ tục pháp lý đối với một số quốc gia thành viên vì không hoàn toàn thực hiện theo các chính sách năng lượng của EU.
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
Giá dầu toàn cầu dự kiến duy trì trong khoảng 70 đến 80 USD/thùng vào năm 2025, tương tự như năm 2024, trong khi rủi ro địa chính trị tạo ra sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung, Russell Hardy, Tổng giám đốc điều hành của Vitol cho hay.
Sự trái ngược về quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu giữa ông Trump và bà Harris
Với đường lối đối ngược, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ - bà Kamala Harris và Đảng Cộng hòa - ông Donald Trump đã có những quan điểm, lập trường khác nhau về chính sách biến đổi khí hậu nếu đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ mới.
Có nguy cơ thành 'bãi thải' cho xe điện Trung Quốc, Úc kêu gọi hành động khẩn cấp
Không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Úc, các xe điện Trung Quốc còn lo ngại gây ra các vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin.
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một nền tảng đầu tư BRICS để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên và sự phát triển của Nam và Đông Bán cầu.
Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.