Thế giới nỗ lực giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa
Ô nhiễm từ rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa tại đại dương ngày càng trở nên đáng lo ngại, trong khi sản xuất các sản phẩm nhựa vẫn tiếp tục gia tăng.
Mới đây, Hội nghị cấp cao về giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris của Pháp.
Sự kiện là sáng kiến của nước chủ nhà Pháp được tổ chức trước thềm phiên đàm phán thứ hai của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Thỏa thuận quốc tế nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa (CIN-2).
Được biết, phiên đàm phán lần thứ 2 của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Thỏa thuận quốc tế nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa sẽ chính thức diễn ra từ 29/5-1/6.
Theo đó, trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và sử dụng một cách bền vững các sản phẩm nhựa để tiến tới kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực này, cũng như việc quản lý hợp lý chất thải nhựa và hạn chế việc vứt rác thải nhựa ra môi trường.

Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu, không chỉ làm gia tăng phát thải CO2, mà còn đe dọa đa dạng sinh học, đặc biệt là sinh tồn của các loài sinh vật biển.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng chuyển đổi sinh thái và kết nối lãnh thổ Pháp, ông Christophe Béchu, nhấn mạnh tình trạng đáng lo ngại của ô nhiễm từ rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa tại đại dương, trong khi sản xuất các sản phẩm nhựa vẫn tiếp tục gia tăng.
Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu, không chỉ làm gia tăng phát thải CO2, mà còn đe dọa đa dạng sinh học, đặc biệt là sinh tồn của các loài sinh vật biển.
Giám đốc Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, bà Inger Andersen nhấn mạnh việc cần thiết đạt tới Thỏa thuận về chấm dứt ô nhiễm nhựa với tính ràng buộc về pháp lý.
Tại các phiên tọa đàm bàn tròn, các tham luận tập trung nêu quan ngại của xã hội đối với vấn đề ô nhiễm nhựa toàn cầu và sự cần thiết phải có hành động thiết thực để chấm dứt tình trạng này, chia sẻ các sáng kiến quốc gia trong việc giảm rác thải nhựa.
Các đại biểu cũng đã trao đổi về các biện pháp để tiến tới sản xuất và tiêu thụ bền vững các sản phẩm nhựa, các nhu cầu cải thiện quy trình sản xuất sản phẩm nhựa, khuôn khổ luật pháp để cải thiện việc tái chế sản phẩm này, cơ sở hạ tầng phân loại chất thải nhựa để hạn chế rác thải dạng này ra môi trường, cũng như việc huy động các nguồn lực để quản lý rác thải nhựa…
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng khẳng định mong muốn đạt được Thỏa thuận về chấm dứt ô nhiễm nhựa vào năm 2024.
Tham dự Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng khuôn khổ pháp luật cũng như các chính sách thúc đẩy việc tái chế sản phẩm nhựa, hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, cùng với các nước chung tay giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa.
Trước tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang diễn ra trên toàn cầu, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, việc các quốc gia cùng tham gia đàm phán một văn kiện ràng buộc pháp lý nhằm giải quyết khủng hoảng về ô nhiễm nhựa là vô cùng cấp thiết.
Ô nhiễm nhựa là vấn đề toàn cầu, nếu không kịp thời ngăn chặn, nhân loại sẽ chịu nhiều tác động và gánh hậu quả khó lường trong tương lai. Tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, Bộ TN&MT sẽ chịu trách nhiệm quản lý và nội dung chủ trì đàm phán về cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý chất thải; tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải nhựa; Quản lý, giảm thiểu, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, chất thải nhựa và chất thải nhựa đại dương.
Ngoài ra, còn có Trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa (EPR); Nhãn sinh thái đối với túi ni lông thân thiện môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; Đặt cọc hoàn trả để tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa; Mô hình thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa; Nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng phương án và tiến hành đàm phán.
Để chuẩn bị cho việc đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, Thứ trưởng yêu cầu phải đánh giá đúng thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam, có đối chiếu so sánh với các nước để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đàm phán. Chủ trương và nội dung tham gia đàm phán phải phù hợp với các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế. Sau khi thống nhất nội dung đàm phán, Việt Nam cần tính đến việc nội luật hóa các quy định trong Thỏa thuận – đây là những nội dung sẽ tác động không nhỏ đến ngành nhựa và ý thức, hành vi tiêu dùng của người dân.
Lượng nhựa sản xuất hằng năm trên thế giới đã tăng gấp đôi sau 20 năm. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), năm 2019, thế giới sản xuất tổng cộng 460 triệu tấn nhựa và con số này có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2060 nếu cộng đồng quốc tế không hành động.
Trong khi đó, khoảng 70% số sản phẩm nhựa bị thải ra môi trường sau khi được sử dụng 1 hoặc vài lần và chưa đến 10% được tái chế.
Cùng chủ đề
Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
MIK Group ra mắt phân khu cuối trong đại đô thị Global Gate
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
Đề xuất 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
22/02/2025, 18:54
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
19/02/2025, 17:05
Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
14/02/2025, 12:37
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
13/02/2025, 14:02
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
11/02/2025, 14:17
Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
10/02/2025, 10:06Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.
Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.
Hôm nay (ngày 5/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức không lành mạnh
Sáng 5/2, Hà Nội đứng thứ 14 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức màu đỏ.
Hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 6 ngày nghỉ Tết
Trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 37.868 trường hợp vi phạm, trong đó có hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Hàng ngàn du khách chọn Hoàng cung Huế du xuân ngày đầu năm mới
Không quản thời tiết mưa lạnh, hàng nghìn du khách, người dân đã đổ về các di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế để du xuân, khám phá, tham quan cung điện...
Hà Nội xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về pháo trái phép trong đêm Giao thừa
Để bảo đảm an toàn cho nhân dân vui Xuân, đón Tết, Công an TP.Hà Nội cho biết, đã huy động tối đa lực lượng, tăng cường tuần tra kiểm soát, tổ chức chốt chặn để kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về pháo trái phép trong đêm Giao thừa.
Chi tiết dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo khu vực miền Bắc sẽ rét đậm và có mưa phùn vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.