Thị trường hàng không nội địa đang trên đà phục hồi mạnh mẽ
Theo Cục Hàng không Việt Nam, thị trường nội địa đã có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy ngành hàng không đang trên đà phục hồi nhanh chóng.
Vận tải hàng không tăng gần 4 lần so với năm 2021
Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, sản lượng vận chuyển nội địa ước đạt 43,2 triệu khách, tăng 3,5 lần so năm 2021 và tăng 15,6% so năm 2019 - thời điểm trước dịch.
Về hàng hoá, 152 nghìn tấn hàng hóa được luân chuyển, tương đương năm 2021 và bằng 60% so với năm 2019.
Về vận chuyển quốc tế đạt 11 triệu khách, tăng 22 lần so năm 2021 và bằng 27% so năm 2019; ước đạt 1,1 triệu tấn hàng hóa, xấp xỉ năm 2021 và tăng 10% so năm 2019.

Thị trường hàng không nội địa đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau thời gian dài tê liệt vì dịch bệnh.
Thông tin mới đây tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023 do Cục Hàng không Việt Nam vừa tổ chức, lãnh đạo cục đánh giá thị trường hàng không Việt Nam đặc biệt là thị trường nội địa đã có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng.
Điều này chứng minh cho sự chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải trong thời gian qua cùng với các biện pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt của Cục Hàng không Việt Nam, nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để ngành hàng không phát triển, đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả, an ninh, an toàn; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, năm 2022, dự kiến thị trường vận tải hàng không đạt 55 triệu khách, tăng 3,7 lần so năm 2021 và bằng 69,6% so năm 2019. Cùng với đó, sản lượng hàng hoá ước đạt 1,25 triệu tấn, bằng 95% so năm 2021 và tương đương năm 2019.
Đối với dự án trọng điểm quốc gia là Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Cục Hàng không Việt Nam thường xuyên kiểm tra, rà soát, họp định kỳ để kịp thời xử lý các công việc phát sinh và báo cáo Bộ Giao thông vận tải...
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không dịp cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, trên cơ sở nhu cầu thị trường, khả năng đáp ứng của hạ tầng cảng hàng không, đề nghị của các hãng hàng không Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam ban hành nhiều chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị trong ngành tăng cường công tác chuẩn bị cũng như triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của hành khách.
Theo đó, đối với các hãng hàng không, Cục yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chuyến bay, hạn chế tối đa việc chậm trễ; cung cấp thông tin kịp thời cho hành khách, tránh gây bức xúc cho hành khách; xây dựng phương án và điều hành lịch bay hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến trong giai đoạn cao điểm dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân Quý Mão năm 2023.
Đồng thời, bố trí nguồn lực, tăng cường khai thác các chuyến bay vào ban đêm, đặc biệt là tăng cường việc khai thác các khung giờ muộn, khung giờ đêm từ Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến các cảng hàng không địa phương...
Thực tế, ngành hàng không Việt Nam đã có sự hồi phục đáng kể sau hơn 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhờ các chính sách của Chính phủ. Đặc biệt, thị trường hàng không nội địa đang bước vào giai đoạn phục hồi sau thời gian dài tê liệt vì dịch bệnh. Cảnh tượng các sân bay đông nghẹt, tấp nập hành khách trong các dịp cao điểm trong năm là tín hiệu đáng mừng cho thấy hàng không đang trên đà phục hồi nhanh chóng.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong tháng 11, đã có 8,67 triệu khách thông qua các cảng hàng không, tăng 7% so với tháng 10/2022 và tăng 630% so với tháng 11/2021. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 1,67 triệu khách, tăng 2706,2% so với tháng 11/2021, nhưng giảm tới 53,1% so với tháng 11/2019. Khách nội địa đạt 7 triệu khách, tăng 508,9% so với tháng 11/2021.
Kết quả vận chuyển trong 11 tháng đầu năm, đã có 90,8 triệu khách thông qua các cảng hàng không, tăng 221% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 14,8% so với cùng kỳ 2019. Khách quốc tế đạt 9,8 triệu khách, tăng 2.041%% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng giảm 74% so với cùng kỳ 2019.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, số lượng hành khách nội địa có xu hướng tăng mạnh, đạt 81 triệu khách, tăng 191,3% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 18,4% so với cùng kỳ 2019.
Trong số này, các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển 45 triệu khách, tăng 217,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, có 4,4 triệu khách quốc tế, tăng 3145,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 72,5% so với cùng kỳ 2019. Với khách nội địa, các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển 40,5 triệu khách trong 11 tháng đầu năm, tăng 188,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Các hãng hàng không đồng loạt tăng tần suất phục vụ Tết Quý Mão
Trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng hàng không Việt Nam dự kiến khai thác khoảng 950 - 990 chuyến/ngày trên các đường bay nội địa. So với lịch bay thường lệ mùa đông 2022/2023, trung bình hàng ngày các hãng hàng không khai thác tăng thêm từ 250-290 chuyến hàng ngày với ghế cung ứng trung bình tăng thêm hàng ngày từ 50 - 60 nghìn ghế trên các đường bay nội địa.
Tổng cộng trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán, lượng ghế cung ứng tăng thêm xấp xỉ 1,7 triệu ghế trên các đường bay nội địa với tỷ lệ tăng hơn 33% so lịch bay thường lệ mùa đông 2022/2023.
Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, lịch bay mùa Đông 2022-2023 của các hãng hàng không trong nước bắt đầu từ 30/10/2022 (Chủ nhật cuối cùng của tháng 10), qua Tết Dương lịch, cao điểm Tết Nguyên đán (từ 8/1 đến 7/2/2023) và kết thúc ngày 25/3/2023 (thứ 7 cuối cùng của tháng 3/2023).
Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) cung ứng tổng cộng 15.767 chuyến, tăng hơn 4.000 chuyến, cung ứng thêm hơn 1,1 triệu ghế, nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến ngày Tết. Đại diện Vietnam Airlines cho biết đến thời điểm hiện tại, lượng khách đặt vé máy bay nội địa giai đoạn chiều cao điểm Tết đã tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2019 - cao điểm trước đại dịch. Nhu cầu lớn tập trung vào các đường bay thăm thân từ TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Huế, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Đồng Hới...
Vietjet Air tăng 30% số chuyến bay, cung ứng trên 12.000 chuyến, đưa lượng ghế cung ứng lên hơn 2,6 triệu ghế, tăng hơn 600.000 ghế so với lịch khai thác bình thường.
Là hãng hàng không có tỷ lệ tăng chuyến lớn nhất trong dịp Tết Âm lịch tới đây, hãng hàng không Pacific Airlines, một đơn vị thành viên của Vietnam Airlines Group tăng tới 59%, tương đương tăng 1.364 chuyến bay, đưa lượng ghế cung ứng tăng 68% với gần 290.000 ghế.
Các đường bay tăng chuyến cao là TP.HCM - Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Hới, Vinh, Thanh Hóa, Chu Lai, Hải Phòng, Quy Nhơn, Huế và ngược lại.
Cùng chủ đề
Vietjet và Satair hợp tác chiến lược tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ Airbus
Vietjet hợp tác OpenAirlines tiên phong ứng dụng AI, tối ưu tiêu thụ nhiên liệu bay
Thủ tướng: Loại bỏ người bàn lùi, xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành
Vietjet nằm trong nhóm các hãng bay an toàn nhất toàn cầu 2025
T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
04/03/2025, 15:09
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
01/03/2025, 13:29
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
28/02/2025, 14:17Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02
Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.
Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão
Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.
Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.
Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá
Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, việc nhà nước đặt hàng mang lại sự ổn định cho các nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt, việc có một đối tác chiến lược như nhà nước sẽ giúp hình thành ra các "kỳ lân" với công nghệ đột phá phát triển và trưởng thành.
Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã công bố nguyên nhân của việc bùn đất, phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.