Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương
Khai mạc phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật sáng 23/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định.
Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Phiên họp xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).
Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật thứ hai trong tháng 9 và là phiên họp thứ mười trong năm 2024. Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, thể chế vừa là nguồn lực, động lực cho sự phát triển.
Theo Thủ tướng, tại Hội nghị Trung ương 10, Trung ương đã thảo luận, yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa, đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng và hoàn thiện thể chế. Một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận cán bộ còn đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai chính là do thể chế. Do đó phải tháo gỡ về thể chế để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, không sợ sai. Trung ương cũng nhất trí tăng cường con người, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ những người tham gia làm thể chế.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần trong Hội nghị Trung ương 10 Khoá XIII là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định; không thể bất cứ vấn đề gì dù nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương quyết.
Thủ tướng đề nghị bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thủ trưởng các cơ quan phải quán triệt tinh thần này để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phân cấp, phân quyền mạnh hơn, đi đôi với phân bổ nguồn lực, đồng thời nâng cao trách nhiệm, năng lực thực thi cấp dưới.
Thủ tướng cho biết, trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, tinh thần là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; Trung ương, Quốc hội, Chính phủ chỉ ban hành cơ chế, định hướng, thiết kế công cụ giám sát, kiểm tra; các bộ trưởng, các trưởng ngành chỉ làm vấn đề chiến lược, quy hoạch, định hướng chương trình, đường lối phát triển quan trọng cho đất nước, không nên sa vào những vấn đề cụ thể, dễ tạo môi trường "xin-cho", tránh nảy sinh tiêu cực; ngân sách Trung ương chỉ đầu tư các chương trình dự án liên vùng, quốc gia, quốc tế; các chương trình, dự án cấp tỉnh do tỉnh, thành phố quyết định đầu tư; phải đẩy mạnh cải cách hành chính ngay trong xây dựng pháp luật, thể hiện ngay trong các quy định của luật, thông tư, nghị định.
Bày tỏ không hài lòng về một số nghị định đã giao một số bộ, ngành phải hoàn thành sớm mà đến nay chưa xong, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành phải nêu cao tinh thần vì nước, vì dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đánh giá thủ tục hành chính nội bộ vẫn còn rườm rà, Thủ tướng yêu cầu việc lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ nếu quá thời hạn không có phản hồi thì phải coi như là đồng ý. "Một trong những nguyên tắc lãnh đạo của Đảng là thiểu số phục tùng đa số", Thủ tướng lưu ý. Cùng với đó, phải cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.
Nhằm tránh tình trạng càng ban hành luật lại càng khó làm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng pháp luật để tăng cường quản lý nhưng phải kiến tạo môi trường, không gian phát triển chứ không phải thắt chặt, bó hẹp; khi sửa đổi luật thì phải mạnh dạn, vướng ở đâu tháo ở đó; các luật mà chồng chéo nhau thì rất khó thực hiện, không khuyến khích đổi mới sáng tạo được.
Thủ tướng nêu ví dụ và đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng xem xét mô hình phát triển nhà ở xã hội đang được triển khai tích cực ở một số địa phương để nhân rộng ra; lưu ý trong các phong trào thi đua như "Xoá nhà tạm, nhà dột nát" thì cũng cần đổi mới theo hình thức "chìa khoá trao tay" thì mới đẩy nhanh được.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; ưu tiên nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính cho công tác xây dựng pháp luật; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung dân chủ, kỷ luật, kỷ cương hành chính; nếu ai sợ trách nhiệm thì "đứng sang một bên"; các bộ, ngành khi trả lời phải cụ thể, không chung chung, phân công phải "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm", không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; trước mắt phục vụ tốt Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tiếp tục cập nhật thông tin về Phiên họp./.
Cùng chủ đề
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển
Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT, PCCC, an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Khắc phục bất cập trong quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Đà Nẵng xác định 9 địa điểm xem xét thành lập Khu Thương mại tự do
Dự báo thời tiết ngày 3/10: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm se lạnh
03/10/2024, 10:20Khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất
02/10/2024, 15:28Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
02/10/2024, 15:23Bão Krathon mạnh cấp 16 chính thức vào biển Đông
01/10/2024, 09:49Phát hiện núi có dấu hiệu sạt lở, Nghệ An di dời khẩn cấp 4 hộ dân
30/09/2024, 16:54Cả nước có 3.491 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Tổng số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023 trên toàn quốc là 3.491 cơ sở. Trong đó có 2.864 cơ sở công nghiệp, 18 cơ sở sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội yêu cầu báo cáo việc lấp tạm 6.500 m2 hồ Đống Đa
Ngày 26/9, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND quận Đống Đa kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu về việc lấp tạm 6.500m2 hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu).
Công bố thông tin chính thức về VietNam Construction Awards 2024
Chiều 25/9, Ban tổ chức chương trình Vietnam Construction Awards 2024 đã có buổi họp công bố thông tin chuyên môn về chương trình vinh danh doanh nghiệp xây dựng.
Quảng Ninh bổ sung 1.000 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão Yagi
HĐND tỉnh Quảng Ninh thống nhất bổ sung 1.000 tỷ đồng chi cho khắc phục hậu quả của bão Yagi và mưa, lũ sau bão và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Gần 170.000 ha rừng bị thiệt hại do bão số 3, cần khoảng 200 triệu cây giống để trồng rừng thay thế
Theo báo cáo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 16 giờ ngày 23/9/2024, bão số 3 đã làm 13 tỉnh thiệt hại về rừng với tổng diện tích là 169.588 ha (chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt).
Xuất khẩu cá ngừ có dấu hiệu chậm lại
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam tăng chậm lại trong tháng 8. Giá trị XK trong tháng này chỉ tăng 3%, đạt gần 90 triệu USD. Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch XK đạt gần 648 triệu USD, tăng 19%.
Biển Đông xuất hiện 2 áp thấp, cảnh báo mưa lớn tại nhiều địa phương
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, Biển Đông mới có 2 vùng áp thấp, một trong hai ở ngay Vịnh Bắc Bộ, rất gần nước ta.
Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương
Khai mạc phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật sáng 23/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định.
Ảnh hưởng không khí lạnh, Hà Nội cảnh báo mưa dông
Do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, Bắc Bộ giảm mưa; trong đó thủ đô Hà Nội có mưa, trời chuyển mát với nhiệt độ thấp nhất 24 độ C.