Thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký văn bản 555/TTg-QHĐP về việc thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Thúc đẩy triển khai thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia (Ảnh minh họa).
Công văn số 555/TTg-QHĐP nêu rõ: Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm.
Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục phát hiện, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ đề ra và hoàn thành các chỉ tiêu được giao, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia trực tiếp chỉ đạo và yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan nghiêm túc, quyết liệt, tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia) khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan Chủ Chương trình mục tiêu quốc gia và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch và chuẩn bị tài liệu, dự thảo Báo cáo, bài phát biểu phục vụ Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia tại 03 Vùng: Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến trong thời gian từ ngày 25/7/2023 đến ngày 4/8/2023; báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 10/7/2023.
Đồng thời, chuẩn bị kỹ Báo cáo của Chính phủ về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 để phục vụ Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội, báo cáo Chính phủ trước ngày 7/8/2023; theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Văn bản này, định kỳ hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan: Tài chính, Ủy ban Dân tộc khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 8/6/2023 của Chính phủ, bảo đảm chất lượng và tiến độ đề ra.
Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện đánh giá, sơ kết tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đến hết tháng 6/2023, đề xuất cụ thể những giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc, nội dung cần điều chỉnh bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn và quy định hiện hành, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong tháng 7/2023.
Quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương theo chức năng và nhiệm vụ, thẩm quyền cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, đặc biệt là công tác rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước liên quan đến triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các văn bản đề xuất, trao đổi, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương phải được xử lý, trả lời trong thời hạn 07 ngày làm việc (trường hợp không trả lời hoặc chậm trả lời theo thời hạn được xác định là đồng ý và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ); tiếp tục rà soát, theo dõi, nắm bắt, hướng dẫn kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những nội dung vượt thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt rà soát danh mục các dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để điều chỉnh, quyết định kịp thời; chú ý phân cấp quản lý đầu tư nhưng phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún; đẩy mạnh công tác phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; tích cực chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố có kết quả triển khai thực hiện tốt để có cơ chế, giải pháp điều hành phù hợp tình hình thực tiễn và đặc thù của địa phương; quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo Kế hoạch được giao của năm 2022 và 2023.
Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc; nghiên cứu xây dựng sổ tay hướng dẫn chi tiết, tích hợp cụ thể các văn bản hướng dẫn, quy trình, thủ tục và bộ hồ sơ Mẫu cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia để phổ biến, tập huấn, đào tạo cho cấp cơ sở triển khai thực hiện bảo đảm nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả, đúng quy định hiện hành và thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 22,2% kế hoạch
03/06/2025, 11:11
Doanh nghiệp Việt sẽ mua thêm hàng tỷ USD hàng nông sản Mỹ
03/06/2025, 11:09
Xảy ra 13 trận động đất trong 48h ở Kon Tum và Quảng Nam
26/05/2025, 14:29
Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp tỉnh trước 15/8
26/05/2025, 14:22
Người dân Hà Tĩnh chạy lũ giữa mùa hè do thời tiết cực đoan
26/05/2025, 10:20
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng
25/05/2025, 14:07
Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ, dầu tăng từ ngày 22/5
22/05/2025, 15:41
Ông Nguyễn Tường Quân làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường
21/05/2025, 15:33Làm giàu là vinh quang, là yêu nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp có ý nghĩa đặc biệt: Chính phủ sẽ phát động phong trào thi đua toàn dân làm giàu, đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nắng nóng gay gắt đầu mùa: Sản xuất – tiêu dùng đang bị ảnh hưởng ra sao?
Các đợt nắng nóng gay gắt đầu mùa không chỉ làm đảo lộn sinh hoạt người dân mà còn đẩy chi phí sản xuất của nhiều doanh nghiệp tăng mạnh, buộc họ phải thích nghi nhanh để trụ vững.
Đại biểu Quốc hội: Phân cấp cho cấp xã là không khả thi
Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về ba nội dung quan trọng: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội. Tại Tổ 9, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị bỏ quy định UBND cấp xã ban hành quyết định để thực hiện phân cấp.
Nghiên cứu đánh thuế đất hoang hóa và các dự án chậm triển khai
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu vấn đề cần nghiên cứu nghiên cứu chính sách thuế với đất hoang hóa và các dự án chậm triển khai.
Ba Đình - Từ đất thiêng nghìn năm đến biểu tượng thời đại mới
Ba Đình - mảnh đất địa linh nhân kiệt của Hà Nội nghìn năm văn hiến đang chuyển mình mạnh mẽ với những dự án đẳng cấp quốc tế, mở ra một chương mới trong kỷ nguyên phát triển vươn mình của Thủ đô.
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác Chiến lược toàn diện'
Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Giảm rác nhựa đại dương: Bài toán sống còn cho kinh tế biển
Mỗi năm, Việt Nam phát sinh khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó hàng trăm nghìn tấn trôi ra biển, đe dọa môi trường và các ngành kinh tế ven biển trọng yếu.
Khẩn trương khắc phục lúa xuân bị đổ ngã sau mưa lớn, gió lốc ở Hà Tĩnh
Ngay sau khi thời tiết tạnh ráo và nắng trở lại, nông dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng ra đồng, triển khai các biện pháp cứu lúa xuân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa to kèm gió lốc vừa qua.
Sa mạc hóa lặng lẽ bào mòn đất đai
Sa mạc hóa đang lan rộng lặng lẽ, làm cạn kiệt nguồn nước, bào mòn đất đai và đẩy người dân vào vòng xoáy sinh kế bấp bênh giữa biến động khí hậu toàn cầu.