Thứ năm, 13/02/2025, 18:02 PM
  • Click để copy

Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon

Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.

Với diện tích lớn thứ 4 trên thế giới nhưng đông dân nhất với khoảng hơn 1,4 tỷ người, Trung Quốc hiện đang là quốc gia tiêu thụ than lớn, đồng thời là quốc gia thải ra nhiều khí nhà kính nhất thế giới. Trong khi cả thế giới cùng đồng lòng hướng tới cắt giảm, trung hòa carbon thì mới đây, Trung Quốc đã gây bất ngờ khi ngày càng mở rộng sản lượng điện than xây mới.

Nỗ lực đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon

Cụ thể, Trung Quốc đã xây dựng các dự án điện than mới với sản lượng lên tới 94,5 gigawatt chỉ trong năm 2024 - sản lượng xây mới kỷ lục kể từ năm 2015 đến nay. Đây là con số thống kê được ghi trong báo cáo công bố ngày 13/2 của Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và Không khí Sạch (CREA).

 Nhà máy điện than Yushen Yuheng đang được xây dựng ở thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Reteurs.

 Nhà máy điện than Yushen Yuheng đang được xây dựng ở thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Reteurs.

Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025, Trung Quốc đã cam kết sẽ kiểm soát chặt chẽ điện than. Tuy nhiên, do nhu cầu về sử dụng điện ngày một tăng nên Trung Quốc lo ngại thiếu hụt điện. Vì thế, các dự án điện than mới đã gia tăng đột biến từ năm 2023. Qi Qin, nhà nghiên cứu tại CREA nhận định, nếu than vẫn chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống lưới điện của Trung Quốc thời gian dài, việc nhanh chóng đạt được mục tiêu giảm phát thải là rất khó. Điều này có thể đặt ra những thách thức cho các mục tiêu khí hậu toàn cầu, đặc biệt là vào thời điểm các quốc gia dự kiến sẽ nâng mục tiêu về khí hậu lên vào năm 2035.

Theo cơ quan quản lý năng lượng Trung Quốc, trong hơn 1 thập kỷ qua, quốc gia này đã cho ngừng hoạt động các nhà máy điện than lỗi thời với công suất hơn 100 gigawatt. Cùng với đó, các dự án điện than xây mới chỉ được cấp phép nhằm cung cấp dự phòng cho các nhà máy năng lượng tái tạo.

Theo cam kết, Trung Quốc sẽ bắt đầu cắt giảm điện than vào giai đoạn 5 năm từ 2026 - 2030. Trung Quốc dự tính đó là thời điểm quốc gia của họ sẽ đạt đỉnh phát thải. Đây là kế hoạch phổ biến các quốc gia thường lựa chọn để giảm phát thải. Khi một quốc gia đã đạt tới đỉnh phát thải trong một năm cụ thể, những năm sau đó sẽ bắt đầu giảm dần để hướng tới trung hòa carbon.

Nắm được mấu chốt này, ngành công nghiệp điện than của Trung Quốc đã nâng cao năng suất càng nhiều càng tốt trước khi chính phủ có những chính sách hạn chế mới vào đầu năm 2025. Bà Qi Qin cho biết, ngành điện than Trung Quốc đang được thúc đẩy mạnh chủ yếu là vì lợi ích của ngành nhờ mang danh nghĩa an ninh năng lượng.

Năng lượng tái tạo ở Trung Quốc

Mặc dù mở rộng công suất điện than nhưng trong năm 2024, công suất điện tái tạo của Trung Quốc vẫn đạt ở mức kỷ lục. Tính đến cuối năm ngoái, năng lượng tái tạo đã chiếm 56% tổng công suất lắp đặt điện tại quốc gia này. Cũng trong năm 2024, Trung Quốc đã lắp đặt thêm 373 gigawatt điện sạch, tăng 23% so với năm 2023. Cụ thể, thủy điện chiếm 13,78 gigawatt, điện gió 79,82 gigawatt, điện mặt trời 278 gigawatt và điện sinh khối 1,85 gigawatt.

Chỉ tính riêng hai loại năng lượng tái tạo phổ biến là điện mặt trời và điện gió, Trung Quốc đã vận hành khoảng 356 gigawatt trong năm 2024. Kỷ lục này sẽ giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu đạt 1.200 gigawatt công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030, tức là sớm 6 năm trước thời hạn.

Theo báo cáo của bà Qi Qin, năng lượng tái tạo ở Trung Quốc đang gặp khó khăn khi phải tranh giành không gian trên lưới điện quốc gia. Vì thế, vào gần cuối năm ngoái, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo cũng giảm mạnh.

 Năng lượng mặt trời cũng đang phát triển tại Trung Quốc. Ảnh: Ret

 Năng lượng mặt trời cũng đang phát triển tại Trung Quốc. Ảnh: Ret

CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế

CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế

18/12/2024 11:43

Một báo cáo từ CNPC cho thấy, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã chính thức đạt đỉnh.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh

Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh

12/12/2024 14:24

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất trên thị trường Năng lượng Quốc tế.

Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero

Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero

09/12/2024 07:00

Goldman Sachs Group ( GS , Financial ) đã chính thức tách khỏi Net Zero Banking Alliance (NZBA) mà không đưa ra một lý do cụ thể.

Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới

Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới

04/12/2024 06:15

Tàu chở CO2 hóa lỏng thương mại đầu tiên trên thế giới, được thiết kế và chế tạo độc lập bởi một công ty đóng tàu Trung Quốc, đã được bàn giao cho một khách hàng nước ngoài tại TP.Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào cuối tháng 11 vừa qua.

Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng

Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng

22/11/2024 06:15

Ủy ban Châu Âu (EC) đã khởi động các thủ tục pháp lý đối với một số quốc gia thành viên vì không hoàn toàn thực hiện theo các chính sách năng lượng của EU.

Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?

Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?

20/11/2024 06:27

Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.

CEO Vitol dự báo ​​giá dầu năm 2025

CEO Vitol dự báo ​​giá dầu năm 2025

08/11/2024 13:26

Giá dầu toàn cầu dự kiến duy trì trong khoảng 70 đến 80 USD/thùng vào năm 2025, tương tự như năm 2024, trong khi rủi ro địa chính trị tạo ra sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung, Russell Hardy, Tổng giám đốc điều hành của Vitol cho hay.

Sự trái ngược về quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu giữa ông Trump và bà Harris

Sự trái ngược về quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu giữa ông Trump và bà Harris

06/11/2024 22:23

Với đường lối đối ngược, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ - bà Kamala Harris và Đảng Cộng hòa - ông Donald Trump đã có những quan điểm, lập trường khác nhau về chính sách biến đổi khí hậu nếu đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ mới.

Có nguy cơ thành 'bãi thải' cho xe điện Trung Quốc, Úc kêu gọi hành động khẩn cấp

Có nguy cơ thành 'bãi thải' cho xe điện Trung Quốc, Úc kêu gọi hành động khẩn cấp

31/10/2024 22:54

Không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Úc, các xe điện Trung Quốc còn lo ngại gây ra các vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin.

Xem thêm